Friday, January 12, 2018

Nhất đới nhất lộ - Tham vọng địa chính trị của Trung Quốc

Hơn 2000 năm trước, chính quyền nhà Hán ở Trung Quốc đã khởi xướng “Con đường tơ lụa” với mục đích mở rộng giao thương với các nước Tây Á bên ngoài lãnh thổ. Con đường tơ lụa nhanh chóng trở thành biểu tượng cho sự thịnh vượng của nền kinh tế và văn hóa Trung Hoa, phát triển đỉnh cao dưới triều đại nhà Minh (1368-1644), nhưng cũng chính nhà Minh với những chính sách kiểm soát gắt gao, đánh thuế quá cao đã làm suy yếu cũng như hạn chế sự giao thương, buộc các nhà buôn phải tìm đến các con đường vận chuyển khác. 

Từ khi thống nhất, thành lập năm 1949 đến nay, Trung Quốc luôn tham vọng trở thành cường quốc của thế giới, thậm chí là bành trướng và chi phối nền chính trị thế giới, trong đó có tham vọng khôi phục lại địa thế của “Con đường tơ lụa” để tìm kiếm các cơ hội đầu tư và giao thương bên ngoài lãnh thổ, khuếch đại nền văn hóa Trung Hoa ra toàn cầu. 
Qua các thế hệ lãnh đạo của mình, Trung Hoa từng bước phát triển kinh tế, ổn định chính trị, phát triển quân sự, đã đến lúc Trung Quốc thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” dưới thời Tập Cận Bình. Một lần nữa, sang kiến Con đường tơ lụa được Tập Cận Bình nhắc lại trong chuyến công du đối ngoại và trên nhiều diễn đàn quốc tế. Phát biểu tại cuộc gặp với lãnh đọa các nước Bangladesh, Campuchia, Lào, Mông Cổ, Myanmar, Pakistan và Tajikistan ngày 10.11.2014 bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quảng cáo rằng dự án “con đường tơ lụa” sẽ hướng tới việc loại bỏ út thắt cổ chai kết nối ở châu Á. Dần dần, một khái niệm hoàn chỉnh hơn được thiết lập “Môt vành đai, một con đường” (Nhất đới nhất lộ).
“Một vành đai một con đường” được hợp nhất bởi “Vành đai kinh tế trên bộ” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” tạo thành một không gian sinh tồn rộng lớn, hứa hẹn mở ra thời đại huy hoàng của Trung Hoa. Với tư duy chiến lược lâu dài và tham vọng lớn của mình về “Một vành đai một con đường” sẽ giúp Trung Quốc vươn tầm ảnh hưởng, tạo nên một mạng lưới kết nối trên cả 3 châu lục lớn là Á – Âu – Phi, với dân số chiếm 63% dân số thế giới và GDP chiếm 29% GDP toàn cầu, xuất khẩu hang hóa và dịch vụ đạt 23.9% toàn cầu.
Một vành đai, một con đường sẽ kết nối nhiều nền kinh tế phát triển trên ba lục địa Á – Âu – Phi. Thứ nhất, con đường tơ lụa trên biển sẽ giúp Trung Quốc kết nối theo hai hướng, một sang châu Âu qua Biển Đồng và Ấn Độ DƯơng; hai là qua Biển Đông tới Nam Thái Bình Dương. Thứ hai, con đường tơ lụa trên bộ sẽ giúp Trung Quooscs kết nối đường bộ Á – Âu và hình thành nên hành lang kinh tế Trung Quốc – Mông Cổ - Nga – Trung Quốc – Trung Á – Tây Á; Trung Quốc – bán đảo Đông Dương.
Một vành đai một con đường kết nối, hợp tác trên cả 5 lĩnh vực: Chính sách, cơ sở hạ tầng, thương mại, tiền tệ và nhân dân (Chính sách khai thông, hạ tầng liên thông, thương mại thông suốt,nguồn vốn lưu thông và long dân tương thông).
Để thực hiện được tham vọng “nhất đối nhất lộ”, chính quyền Trung Quốc thành lập Tổ chỉ đạo công tác xây dựng “Một vành đai, một con đường” do ông Trương Cao Lệ, Phó Thủ tướng làm Tổ trưởng. Tháng 10.2014 Trung Quốc khởi xướng việc cùng 21 quốc gia châu Á đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về việc thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với vốn điều lệ lên tới 100 tỷ USD và vốn đăng ký ban đầu dự kiến khoảng 50 tỷ USD. Ngân hàng sẽ cung cấp tài chính cho các hoạt động xây dựng đường bộ, đường sắt, nhà máy điện và các mạng lưới viễn thông cần thiết cho sự phát triển của OBOR. Số lượng thành viên tham gia AIIB đã lên con số 57. Tháng 11.2014, Bắc Kinh quyết định đầu tư 40 tỷ USD thành lập Quỹ Con đường tơ lụa, thể hiện nỗ lực thực sự muốn làm sống lại Con đường tơ lụa trong quá khứ. Chủ tịch của quỹ là ông Kim Kỳ, trợ lý Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Ngày 28.3.2015 chính phủ Trung Quốc giao cho Ủy ban Cải cách phát triển quốc gia kết hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại nghiên cứu xây dựng các văn kiện cụ thể hóa ý tưởng “Một vành đai, một con đường” của ông Tập Cận Bình. Kế hoạch bố trí vốn đầu tư của chính phủ Trung Quốc công bố 20.4.2015 cho thấy, Bắc Kinh sẽ sử dụng 62 tỷ USD đầu tư vào Ngân hàng Phát triển Quốc gia (CDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), nhằm hỗ trợ cho OBOR. Vào tháng Tư, Bắc Kinh công bố kế hoạch bơm 62 tỷ USD dự trữ ngoại hối cho ba ngân hàng nhà nước để tài trợ cho việc khuếch trương Con đường tơ lụa mới. Một số dự án đã được hoạch định, có vẻ như được bổ sung vào chương trình mới này bởi các quan chức và doanh nhân đang tìm cách gắn kết kế hoạch của họ vào chính sách của ông Tập Cận Bình. Ngày 17.9.2015, Trung Quốc tổ chức hội thảo quốc tế giới thiệu “sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” tại Nam Ninh, Quảng Tây với các khách mời quốc tế và truyền thông báo chí các nước trong khu vực, một sự kiện được dư luận quan tâm chú ý.
Việc trung quốc tiến hành hiện thực hóa giấc mơ Trung Hoa thông chiến lược “Một vành đai một con đường” tác động mạnh đến nền chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội thế giới. Một vành đai một con đường mang lại cho Trung Quốc những lợi ích to lớn. Thứ nhất, về kinh tế: Việc thiết lập một hành lang kinh tế xuyên lục địa Á – Âu, kết nối các nền kinh tế lớn của thế giới như Nga, Ấn, vươn tầm sang các quốc gia thế giới Hồi giáo, thu hút các nước ở bán đảo Đông dương, đây đều là những khu vực đông dân; thuận lợi việc giao thương, trao đổi hang hóa và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thứ hai, về chính trị, sẽ tạo được một khối đồng minh thân Trung Quốc, gắn kết với trung quốc lâu dài vì có thể phụ thuộc vào lợi ích kinh tế. Một khi đã tạo được cho mình những đồng minh chính trị bền vững dựa trên lợi ích kích tế dài lâu, Trung Quốc có thể tạo cho mình một vành đai chiến lược, thoát khỏi hai cái bóng địa chiến lược lớn là Hoa Kỳ và Liên Bang Nga, đồng thời sẽ tạo thế chân vạc trên bàn cờ chính trị thế giới. Thứ ba, trên bình diện văn hóa, sẽ là cơ hội để Trung Quốc quảng bá những giá trị văn hóa, giá trị của một nền văn minh Trung Quốc lan tỏa ra toàn cầu. Tạo ra được không gian văn hóa, một cộng đồng kết nối, đặc biệt thông qua việc phát triển ngôn ngữ Hán, là bước đầu để làm bá chủ thể giới, đồng hóa văn hóa là một trong những chính sách đã có từ các triều đại xâm lược của phương Bắc.

Có thể nói Một vành đai một con đường là kế hoạch lớn để vươn ra toàn cầu của Trung Quốc, chuyển mình từ “giấu mình chờ thời” sang giai đoạn sẵn sàng hành động, tiến lên phía trước, cường quốc phân tranh.
Tổng hợp BCT 
Previous Post
Next Post

post written by:

0 comments: