Ngay từ thời cổ đại, trong mối
tương quan giữa thực tại và nhận thức, các nhà triết học đã có xu hướng muốn
tìm kiếm, lý giải về thực tồn – tổng thể của những cái có thực và không có thực,
tồn tại. Cái được coi như là nền tảng căn cốt nhất, bản chất nhất của mọi sự vật
trong thế giới: đó chính là bản thể. Bản thể luận là một trong những phạm trù nghiên cứu cơ bản của triết học từ thời Cổ đại cho tới Hiện đại.
Thuật ngữ bản thể luận có
nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Nó là sự kết hợp giữa hai từ “on” (cái thực tồn) và
“logos” (lời lẽ, học thuyết, quan niệm). Có thể nói bản thể luận chính là học
thuyết về tồn tại, là học thuyết, quan niệm về thực tồn chung, hoàn toàn độc lập
với các dạng tồn tại cụ thể của nó. Nhưng mãi đến thế kỷ XVII, được R. Gôcleniuyt áp dụng
vào năm 1613 thuật ngữ
này mới chính thức xuất hiện và đưa ra những cách hiểu đặc thù về bản thể luận. Mỗi thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử nghiên cứu về bản thế luận lại đưa ra những cách lý giải và quan niệm khác nhau. Nhưng tóm lại, bản
thể luận hiểu một cách chung nhất là lý luận về bản thể, lý luận về nguồn gốc,
về tồn tại hay bản thể luận là quan niệm về thế giới. Nghiên cứu về bản thể luận
là tìm hiểu sự nghiên cứu bản chất của thế giới là gì? Thế giới được hình thành
từ đâu? Và như thế nào?
Bản thể luận chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong triết học, nghiên cứu về bản thể luận
là bàn về sự tồn tại, bàn về khởi nguyên của thế giới, do đó bản thể luận là một
vấn đề cơ bản của triết học, theo Ăng – ghen, “vấn đề cơ
bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ
giữa tư duy và tồn tại”. Nghiên cứu vấn đề bản thể
luận, làm cơ sở, căn cứ để chúng ta giải quyết những vấn đề cơ bản khác nhau của
hiện thực. Những quan niệm khác nhau về sự tồn tại của thế giới khác nhau sẽ có
những quan niệm khác nhau về chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, của mỗi
giai đoạn lịch sử khác nhau có ảnh hưởng to lớn tới đời sống hiện đại của nhân
loại.
Bản thể luận nói một cách nôm
na đơn giản là quan niệm về thế giới như thế nào? Trong triết học tồn tại hai
trường phái cơ bản khi bàn về bản thể luận: khuynh
hướng duy vật và khuynh hướng duy tâm. Trong lịch sử triết học luôn
luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, góp phần
tạo nên sự đa dạng, phong phú trong triết học, góp phần làm động lực cho tư duy
triết học phát triển tới ngày nay.
Xin gửi tới quý độc giả bài viết "Sơ lược về bản thể luận trong triết học".
Click vào link để tải bản full
0 comments: