Tuesday, January 9, 2018

Tổng quát về lịch sử chính trị Việt Nam thời kỳ phong kiến độc lập (thế kỷ X đến XIX)

Từ cuối thế kỷ X, nước ta trải qua một thời kì lịch sử mới – thời kì quốc gia độc lập dưới chế độ quân chủ. Sau khi đánh ta quân Nam Hán, Ngô Quyền quyết định bỏ chức tiết độ sự của phong kiến phương Bắc và tự xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở ra thời kì phong kiến độc lập kéo dài đến giữa thế kỷ XIX khi thực dân Pháp xâm lược vào năm 1858. 

Thời kỳ phong kiến độc lập, lịch sử chính trị Việt Nam có đặc điểm nổi bật chủ yếu như sau:
- Chính trị Việt Nam thời kỳ phong kiến trải qua nhiều biến cố chính trị khác nhau, lúc thịnh lúc suy nối tiếp nhau qua các triều đại từ Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ đến thời kì Nam – Bắc triều, thời kì Tây Sơn và triều Nguyễn, với mong muốn xây dựng một triều đại hùng mạnh, độc lập.
- Hầu hết vua các triều đại ở Việt Nam sau khi lên ngôi đều chủ trương củng cố, xây dựng một hệ thống chính trị quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền từ trung ương đến địa phương, về cơ bản vẫn theo mô hình chính trị của Trung Quốc; các triều đại có sự kế thừa và bổ sung cho nhau qua các thời kì lịch sử. Thời kì Ngô, Đinh, Tiền Lê đã chú trọng xây dựng, củng cố nền độc lập mới giành được, xây dựng một hệ thống chính quyền trung ương tập quyền vững mạnh, đủ sức lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã hội và đương đầu với các âm mưu xâm lược từ phương Bắc. Đỉnh cao của thời kỳ phong kiến nước ta là triều Trân với một hệ thống chính trị quân chủ quý tộc phong kiến, vua nắm quyền lực tối cao, quyết định mọi công việc về lập pháp, hành pháp và tư pháp, đứng đầu quân đội và đưa ra các quyết định ngoại giao, các vấn đề trọng đại của đất nước. Nhìn chung quyền lực được tổ chức chặt chẽ và liên tục được củng cố từ trung ương đến địa phương.
- Củng cố chính trị, ổn định đời sống nhân dân, tập trung phát triển quân sự, chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập là những mục tiêu cơ bản của thời kì phong kiến độc lập từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Mặc dù đã giành được độc lập nhưng các triều đại của ta lúc bấy giờ vẫn là một triều đại nhỏ và chưa mạnh, thân cô thế lập nên vẫn phải phụ thuộc nhiều vào các triều đại phong kiến phương Bắc, vừa ra sức củng cố sức mạnh nội tại để chống quân xâm lược bất cứ lúc nào. Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước chưa lâu thì Đinh Tiên Hoàng bị ám sát và Đinh Toản lên ngôi lúc 6 tuồi phải đối mặt với đội quân Tống xâm lược, đến thời Trần lại phải 3 lần chống quân xâm lược Nguyên Mông, nhà Hồ đại bại dưới sự xâm lược của quân Minh sau được Lê Lợi đánh đuổi mới giành lại quyền độc lập cho dân tộc…Lịch sử đã chỉ ra rằng, không có khi nào là không có giặc ngoại xâm lăm le xâm chiếm bờ cõi nước ta, hết nội chiến đến phương Bắc nên phải luôn luôn nâng cao sức mạnh quân sự, củng cố tiềm lực kinh tế, xã hội để bảo vệ nền độc lập mà ông cha đã giành được.
- Tư tưởng chính trị chủ đạo gắn liền với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước và cải cách chính trị chủ yếu là lấy dân làm gốc, ra sức khoan thứ sức dân, Nho giáo, Phật giáo phát triển. Bộ máy nhà nước dần dần được củng cố mà mở rộng từ trung ương đến địa phương, đã đặt ra nhiều chức tước để cai quản các vùng. Nhìn chung các bậc đế vương Việt Nam đều có tư tương thân dân, yêu dân và quý dân, hiểu được giá trị và tầm quan trọng của nhân dân, ra sức khoan thứ sức dân, bồi bổ sức dân đó cũng là cách thức cai trị chủ yếu thời kì phong kiến, tư tưởng như vậy cho nên đã tạo điều kiện cho Nho giáo, Phật giáo phát triển, đặc biệt thời Lý thì Phật giáo được đề cao và trở thành quốc giáo, có tác động to lớn đến đường lối cai trị và thể chế chính trị nước ta thời bấy giờ. Còn Nho giáo thì phát triển mạnh ở triều Trần, trở thành hệ tư tưởng chính thống và quy định tính chất thể chế chính trị…Nhìn chung, trải qua các triều đại khác nhau nhưng tôn giáo đóng một vai trò hết sức quan trọng và không thể tách rời trong đời sống chính trị.
- Bắt đầu cai trị bằng pháp luật, pháp luật ngày càng hoàn thiện và được phổ biến rộng rãi hơn qua các triều đại. Ngoài việc cai trị đất nước bằng giáo dục, bằng tôn giáo thì đã bắt đầu áp dụng pháp luật vào cai trị đất nước. Năm 1042 Lý Thái Tông đã ban hành bộ luật Hình thư, đây là bộ luật thành văn hoàn chỉnh đầu tiên ở nước ta, do đó việc xét xử được công khai, rõ ràng, phép nước vì thế được tôn trọng. Các vua Lý cũng ban hành nhiều văn bản, luật lệ khác về hình sự, hành chính, thuế khóa, dân sự, hôn nhân gia đình. Đến thời Trần thì pháp luật được tăng cường chặt chẽ hơn trước, đã xây dựng được 5 bộ luật quan trọng là Quốc triều thông chế, Quốc triều thường lễ, Hoàng triều đại điển, Hình luật thư và Công văn cách thức…ngoài ra cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực trong đời sống xã hội. Tóm lại, pháp luật được chú trọng và ngày càng hoàn thiện, được áp dụng rộng rãi trong cai trị, quản lý đất nước của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sử dụng pháp luật để cai trị đã mang đến sự bình đẳng, trách nhiệm tập thể cao nhưng đồng thời vẫn có những biện pháp xử phạt hà khắc, mang tính răn đe cao.

- Quyền lực luôn luôn đi đôi với sự tha hóa quyền lực, có tập quyền thì có phân quyền, ngoài sự thống nhất, độc lâp dân tộc thì đất nước phải vừa chống giặc ngoại xâm, vừa chống lại sự tranh giành quyền lực trong nước. Mở đầu thời Ngô, anh em thân thích dòng tộc trành giành ngôi vị lẫn nhau dẫn đến các thổ hào thứ sử địa phương nổi dậy dẫn đến tình trạng loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20; Hồ Quý Ly chẳng phải là quan đầu triều Trần đã bành trướng, thâu tóm quyền lực và phế bỏ nhà Trần đó sao; đỉnh điểm là cuối thế kỉ XVI, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, gây nên những cuộc nội chiến kéo dài và phân chia đất nước, đặt ra những chính quyền riêng biệt khác nhau mở ra thời kì Đàng Trong – đàng Ngoài tranh giành lẫn nhau.
BCT
Previous Post
Next Post

post written by:

0 comments: