Thursday, January 11, 2018

Khái niệm địa chiến lược

Địa chiến lược là sự cân nhắc chiến lược, là nghệ thuật kiểm soát và khai thác nhân tố địa lý kết hợp với môi trường, bối cảnh chính trị, kinh tế quốc tế đang thay đổi của giới cầm quyền trong hoạch định và thực thi chiến lược phát triển quốc gia để đạt được những lợi ích thiết thực, đảm bảo tăng vị thế trên chính trường quốc tế của một quốc gia dân tộc.


Tư tưởng và hành động địa chiến lược được hình thành và phát triển nhanh chóng, đặc biệt là kể từ nửa sau của thế kỷ XX, đã có nhiều học thuyết ra đời liên quan đến vấn đề địa chính trị, địa chiến lược như học thuyết “Sức mạnh biển và địa chiến lược biển”, nhấn mạnh vai trò của biển và cho rằng ai chiếm cứ được các vùng biển sẽ trở thành cường quốc hùng mạnh, và học thuyết này đã được Vương quốc Anh áp dụng một cách triệt để và nhanh chóng trở thành một cường quốc biển. Còn học thuyết “Vùng đất trái tim” của Halford và Mackinder cho rằng Lục địa Á-Âu thuộc lãnh thổ Liên Bang Nga và vùng đất Tây Âu trong đó Đức là trung tâm, cho rằng ai chiếm cứ trái tim sẽ nhanh chóng trở thành cường quốc và chi phối thế giới, học thuyết này đã được Đức quốc xã áp dụng, phần nào gây nên cuộc chiến tranh thế chiến thứ hai với tham vọng bá chủ của mình. Ngoài ra cũng có một học thuyết khá phổ biến hiện nay là “Không gian sinh tồn”, do đó một cường quốc phải chiếm cứ và khuếch đại không gian sinh tồn của mình, hiện nay có thể nói Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược này trên cả các mặt trận về kinh tế, chính trị và văn hóa…không ngừng mở rộng sự ảnh hưởng của mình trên thế giới...
Tìm hiểu về địa chiến lược giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và phần nào đánh giá được những sự kiện chính trị xảy ra và tác động của nó đối với nền chính trị của mỗi quốc gia trên thế giới. Đó sẽ là cơ sở để chúng ta hiểu được đối tác và mở rộng quan hệ ngoại giao, vạch ra những đường lối đối ngoại phù hợp, linh hoạt. Xin phép được giới thiệu bài việt “Khái niệm địa chiến lược” của Trần Khánh – PGS, TSKH, VIện nghiên cứu Đông Nam Á.


 Click theo đường dẫn để đọc và tải đầy đủ bản tài liệu


Previous Post
Next Post

post written by:

0 comments: