Năm
1858, Thực dân Pháp nổ sung xâm lược nhà Nguyễn, Việt Nam bắt đầu nằm dưới ánh
thống trị, triều đình nhà Nguyễn phong kiến nhu nhược, ươn hèn cam tâm làm tay
sai cho đế quốc, mất hết thực quyền. Với thân phận nô lệ, nhân dân ta một cổ
hai tròng, chịu cảnh sưu cao thuế nặng, cuộc sống lầm than, khổ cực. thể chế chính
trị thời kỳ này là thể chế thực dân nửa phong kiến – hai chính quyền quyền song
song tồn tại: chính quyền của thực dân Pháp và chính quyền phong kiến của nhà
Nguyễn.
Không
cam tâm làm nộ lệ, đứng nhìn cảnh nước mất nhà tan, các phong trào yêu nước đã
xuất hiện, hướng tới mục đích đách đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc,
nhưng lại khác nhau ở phương pháp và đường lối cách mạng mà trong đó quan trọng
nhất là xác định một mô hình chính thể
chính trị cho nước Việt Nam sau khi đánh đổ chính quyền thực dân phong kiến. Xuất
hiện xu hướng tiếp tục khôi phục lại thể chế quân chủ phong kiển độc lập là sự
lựa chọn của các sỹ phu lãnh đạo phong trào Cần vương, Phan Đình Phùng…Tuy nhiên
phong trào sau một thời gian phát triển đã thất bại, mô hình thể chế chính trị
phong kiến đã trở nên lỗi thời, không thể dành được sự ủng hộ rộng rãi của nhân
dân. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi bức thiết một con đường mới, một mô hình chính trị
phát triển mới.
Vào
cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, một chính đảng của giai cấp tư sản Việt Nam ra đời
– Việt Nam Quốc dân đảng, đã chủ trương đánh Pháp, xây dựng một thể chế chính
trị cộng hòa theo kiểu tư bản chủ nghĩa, hướng dân tộc phát triển theo mô hình
tư bản chủ nghĩa, nhưng điều đó đã không phù hợp so với điều kiện thực tiễn Việt
Nam lúc bấy giờ. Thực tiễn đặt ra yêu cầu cấp bách nhất lúc này là giải phóng
kiếp người nô lệ và đem lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc cho đại đa số nhân
dân lao động. Nhân dân Việt Nam không muốn quay trở lại xã hội phong kiến đang
suy tàn, đồng thời cũng rất căm ghét chế độ bóc lột vô nhân tính, tàn bạo, bất
công cảu chủ nghĩa tư bản.
Từ
cuối năm 1928, phong trào đấu tranh trong nước phát triển mạnh mẽ, các tổ chức đảng
ra đời để lãnh đạo tổ chức quần chúng đấu tranh đưa cách mạng tiến lên. Đến năm
1930, Hội nghị họp nhất Đảng tại Cưu Long, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Tại Hội
nghị đã hợp nhất Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng để lập ra Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời đã vạch rõ con đường giải phóng, giành độc lập cho dân
tộc. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) Đảng Cộng sản đã
từng bước trưởng thanh, từng bước vững mạnh đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược tổ
quốc, đánh đuổi thực dân bằng cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 đã đưa đất nước ta từ
một nước nô lệ trở thanh một nước độc lập. Cách mạng Tháng Tám thành công đã lập
nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – là nhà nươc của nhân dân, đem lại độc
lập tự do cho đồng bào, cho tổ quốc, dân tộc Việt Nam có một địa vị độc lập trên
chính trường quốc tế. Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời đã đánh dấu một
giai đoạn phát triển mới của thể chế chính trị Việt Nam hiện đại. Từ đó đến
nay, thể chế chính trị Việt Nam không ngừng phát triển, hoàn thiện, đưa dân tộc
Việt Nam hội nhập quốc tế, tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
BCT
Click để đọc và tải bản full "Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại - quá trình hình thành và phát triển"
0 comments: