Tuesday, January 16, 2018

Điều gì ảnh hưởng đến lượng tiền mà một người đóng góp cho Đảng

Điều gì ảnh hưởng đến lượng tiền mà một người đóng góp cho Đảng
Hành vi là một lựa chọn của cá nhân có ý thức, và lựa chọn đó chính là một sự tính toán và có mục đích cụ thể. Xét trong phạm vi một con người bình thường thì hầu hết mọi cử chỉ, hành động của cá nhân đều là “có ý thức”, và là sự ứng xử trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quy chụp là mọi hành đọng đều có ý thức, nhưng trong khuôn khổ này, chúng ta sẽ xem xét hành vi của con người là có ý thức, có tính chủ đích, tính mục đích.
Trong hành vi của con người thường có hai thuộc tính cơ bản là tính mục đích và tính duy lý. “Tính mục đích” hàm ý mọi hành vi đều nhắm tới sự thỏa mãn nhu cầu, đem lại lợi ích nào đó cho cá nhân đó. Và tính duy lý hàm ý là con người có tư duy, suy nghĩ và tính toán so sánh để chọn hành động theo hướng tới việc nâng cao hiệu quả trong việc đạt mục đích đó
Xét ở góc độ chính trị thì một người đóng góp tiền cho đảng là một hành vi chính trị, là một hành vi có ý thức, có tính chủ đích và tính hợp lý của nó. Do đó để đánh giá yếu tố nào ảnh hướng đến lượng tiền một người đóng góp cho đảng thì phải xem xét hai khía cạnh sau: Thứ nhất, xem xét những yếu tố tác động đến sự lựa chọn chính trị hay hành vi chính trị. Thứ hai, xem xét sản phẩm chính trị - đó là người đóng tiền vào cho đảng như một loại hàng hóa giá trị được lưu thông trên thị trường. Từ góc độ xem xét 2 vấn đề đó, ta sẽ có cách đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mà một người đóng góp cho Đảng, hay nói cách khác là số tiền đóng góp của một người nhiều hay ít nó phụ thuộc vào những yếu tố nào.
 Theo cách tiếp cận thứ nhất, thì hành vi đóng góp cho đảng là một hành vi chính trị, đó cũng là một sự lựa chọn chính trị, do đó nó sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là tính lợi ích và tính lý tính (hoặc tính mục đích và tính hợp lý). Một câu hỏi đặt ra là: vậy một người đóng góp một lượng tiền nào đó cho đảng thì có mục đích gì? Bởi vì một người sẵn sàng đóng góp một lượng tiền do mình kiếm được bằng mồ hôi, công sức, thời gian và của cải thì phải mang lại một lợi ích nào đó cho họ, kể cả những nhà tình nguyện, thì ít nhất họ cũng phải nhận thấy một lợi ích nào đó tương ứng với số tiền mình bỏ ra. Trong trường hợp này, một người đóng góp một lượng tiền cho đảng có thể mang lại cho họ những lợi ích trước mắt như sau:
+ có được sụ ghi nhận của Đảng về sự đóng góp
+ có nhiều cơ hội hơn để được tham gia vào đời sống chính trị
+ Mở rộng mối quan hệ chính trị với bộ máy hệ thống chính quyền
+ thông qua cơ hội chính trị sẽ mở rộng cơ hội về kinh tế, tìm kiếm thông tin hay được cung cấp những thông tin nhanh chóng về cơ hội kinh tế
...
Đó là những mục đích có thể thấy được trước mắt khi một người đóng góp tiền cho đảng. Từ đó, lượng tiền lớn hay nhỏ, nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng lợi ích chính trị nêu trên ở mức độ nào, nhiều hay ít để tương ứng với số tiền bỏ ra. Từ những cơ hội chính trị có thể có được sẽ tác động đến sự lựa chọn của người đóng tiền, họ sẽ xem xét lựa chọn nào là tốt nhất, lựa chọn nào là tối ưu nhất, mà bản thân có thể có? Như vậy, trên cơ sở là lợi ích đạt được người đóng góp sẽ xem xét lựa chọn bao nhiêu (lượng tiền) sẵn sàng đóng góp cho đảng để phù hợp với lợi ích chính trị mà mình đạt được.
Ở khía cạnh thứ hai, xem xét mối quan hệ giữa người đóng góp với tư cách là người mua và với đảng ở tư cách là người bán sản phẩm thì đây sẽ là mối quan hệ hàng hóa. Một khi đã là hàng hóa thì nó phải có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng ở đây là làm thỏa mãn nhu cầu của người đóng góp (trực tiếp là lợi ích chính trị người đóng góp nhận được), còn giá trị ở đây chính là lượng tiền bỏ ra để có được lợi ích chính trị. Mà giá trị hàng hóa bao giờ nó cũng biến thiên theo quan hệ cung – cầu trên thị trường, như vậy lượng tiền đóng góp sẽ phụ thuộc vào nguồn cung và nguồn cầu. Nguồn cung chính là Đảng, cụ thể hơn là đảng cung cấp bao nhiêu lợi ích cần thiết cho người mua, có đủ đáp ứng nhu cầu của người cần hay không? Còn nguồn cầu chính là những người sẵn sàng đóng góp lượng tiền cho đảng để có được lợi ích chính trị, nói nôm na ra là mua lợi ích chính trị. Từ 2 yếu tố cung và cầu sẽ sản sinh ra mối quan hệ hàng hóa thị trường là cung – cầu, tất nhiên là lượng tiền đóng góp cho đảng nó sẽ biến thiên theo mối quan hệ “cung – cầu” này. Sẽ có 03 trường hợp như sau:
Trường hợp 1, cung lớn hơn cầu, điều đó có nghĩa là số lượng cơ hội chính trị, lợi ích chính trị mà đảng đưa ra nhiều hơn số lượng người sẵn sàng dùng tiền đóng góp (mua) thì một điều tất yếu sẽ xảy ra là giá thành sản phẩm sẽ thấp xuống, có nghĩa là thay vì bỏ một lượng tiền là A để mua cùng một lợi ích chính trị là B thì khi cung lớn hơn, người đóng góp sẽ chỉ cần dùng một lượng tiền là A- để có được cùng một lợi ích chính trị như nhau là B.
Trường hợp thứ hai là cung nhỏ hơn cầu, có nghĩa là cơ hội để có một lợi ích chính trị nào đó sẽ ít hơn trước, trong khi đó có nhiều người sẵn sàng đóng góp cho đảng để có cùng một lợi ích chính trị không thay đổi. Trong trường hợp này, cơ hội chính trị hay lợi ích chính trị sẽ ít, và dần trở nên khan hiếm, một khi khan hiếm thì bao giờ nó cũng quý và giá cũng cao hơn nhiều. Do đó, người đóng góp muốn có cùng một lợi ích chính trị không đổi là B thì thay vì bỏ ra một lượng tiền A nào đó để mua thì nay người đó phải dùng một lượng tiền A+ để có cùng lợi ích chính trị là B (không đổi)
Trường hợp thứ 3 là cung bằng cầu, thì rõ ràng là thuận mua vừa bán, cả hai bên đều cảm thấy hài lòng và đều đạt được lợi ích của mình. Người đóng góp đơn thuần chỉ dùng với một lượng tiền A để có được lợi ích chính trị B, chứ không phải như hai trường hợp kia là A- và A+, còn về khía cạnh đảng cũng sẽ chỉ giữ nguyên số lượng lợi ích chính trị đưa ra là B, chứ không phải là B- hay B+ so với hai trường hợp trước đó.
Như vậy, từ việc xem xét  2 khía cạnh như trên, ta có thể khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mà một người đóng góp cho đảng như sau:
Thứ nhất, số lượng tiền đóng góp phụ thuộc vào tính chủ thể của người đóng góp như tính tư lợi và tính duy lý của người đóng góp, họ sẽ cân nhắc số tiền đóng góp có phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân hay không, đồng thời cũng cân nhắc xem với lượng tiền bỏ ra để có được một lợi ích chính trị nào đó có phù hợp hay đã là sự lựa chọn tối ưu nhất chưa, trước khi đóng góp tiền cho đảng. Một số đặc điểm khác của tính chủ thể cũng ảnh hưởng đến lượng tiền đóng góp cho đảng đó là tâm lý, tính cách hay tính đạo đức, tính đạo đức sẽ xem xét họ tự nguyện đóng góp đến mức độ nào, mà điều này thường xuất phát từ cái tâm muốn đóng góp, muốn cống hiến cho xã hội, cho tổ quốc của người đóng góp.
Thứ hai, lượng tiền đóng góp nó cũng phụ thuộc vào tính chủ thể của đảng, có nghĩa là Đảng sẽ mở ra cơ hội hay cung cấp lợi ích chính trị cho người đóng góp ở mức độ nào? Có làm cho người đóng góp cảm thấy được tôn vinh hay có được mối quan hệ chính trị nào đó hay không? Hay họ sẽ có được hợp đồng kinh tế nào hay không?...đồng thời người đóng góp cũng sẽ xem xét tới tính hiệu quả việc đảng sử dụng lượng tiền đó như thế nào, có xứng đáng với sự kì vọng của họ hay không?
Thứ ba, lượng tiền đóng góp cho đảng còn phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh trên thị trường, chính là phụ thuộc vào mối quan hệ giữa lợi ích chính trị mà đảng đưa ra với lợi ích của người đóng góp ở mức độ nào? Trong bối cảnh nào? Hoàn cảnh nào? Như ta đã phân tích ở trên, trong trường hợp có nhiều cơ hội chính trị thì lượng tiền đóng góp sẽ giảm, tức là chỉ cần lượng tiền B- để có cùng một lợi ích chính trị A, nếu khan hiếm cơ hội hay lợi ích chính trị thì cần phải đóng góp lượng tiền B+ để có cùng lợi ích chính trị A.
Thứ tư, ngoài ba yếu tố cơ bản trên, lượng tiền đóng góp cho đảng còn phụ thuộc vào một số yếu tố như tính bắt buộc về mặt chính trị, tính cưỡng chế, phụ thuộc vào đặc trưng văn hóa chính trị, truyền thống của mỗi dân tộc, của mỗi người ở địa phương nó cũng chi phối tới lượng tiền người đó sẵn sàng đóng góp cho đảng
BCT

 Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 comments: