Aristotle (384-322) là một nhà triết học, nhà bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy
dạy của Alexandros Đại đế. Di bút của ông bao gồm nhiều lĩnh vực như vật lý
học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học, ngôn
ngữ học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là
người đặt nền móng cho môn Logic học. Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp
cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy
trừu tượng. Cùng với Platon và Socrates, Aristotle là một trong ba cột trụ của
văn minh Hy Lạp cổ đại.
“Chính trị luận” của Aristotle là một tác phẩm
nổi tiếng nhất bàn về các quốc gia và chính phủ, tác phẩm đã đặt nền tảng cho
khoa học chính trị hiện đại. Aristotle dùng phương pháp luận lý quy nạp, đi từ
đơn vị xã hội nhỏ nhất là gia đình tới xã hội và cuối cùng là quốc gia, để tìm
ra những đặc tính thiết yếu mà nhà nước phải có để trở thành một nhà nước lý
tưởng. Ngoài phương pháp quy nạp, Aristotle cũng dùng phương pháp so sánh giữa
mô hình nhà nước “lý tưởng” và mô hình nhà nước trong thực tế và đưa ra những
nguyên lý xây dựng một nền chính trị mang lại “điều tốt nhất” cho con người.
Chính Trị Luận có 8 quyển. Quyển I mang tựa đề “Lý
thuyết về Gia đình,” gồm 13 chương. Aristotle mở đầu Chương 1 bằng nhận xét bất
hủ: “mỗi một cộng đồng được thiết lập nhằm đạt tới một cái tốt nào đó; vì hoạt
động của con người luôn luôn nhằm đạt được cái mà nó nghĩ là tốt. Nhưng, nếu
tất cả các cộng đồng đều nhắm đến một cái tốt, thì nhà nước hay cộng đồng chính
trị – cộng đồng cao nhất và bao trùm tất cả các cộng đồng – phải nhắm tới cái
tốt cao cả hơn mọi cái tốt khác, và phải là cái tốt ở mức độ cao nhất.” ...
Mặc
dù đã trên hai ngàn năm, nhưng Chính Trị Luận vẫn là một kiệt tác, một trong
những tác phẩm kinh điển làm nền tảng cho Khoa học chính trị hiện đại.
Click theo đường dẫn để tải sách về
0 comments: