Thursday, January 4, 2018

BÀN VỀ HỌC THUYẾT CỦA HÀN PHI TỬ

BÀN VỀ HỌC THUYẾT CỦA HÀN PHI TỬ
HÀN PHI TỬ
Hàn Phi sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Ông thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn, thích cái học "hình danh." Gốc của học thuyết này là ở Hoàng ĐếLão Tử. Hàn Phi có tật nói ngọng, không thể biện luận nhưng giỏi viết sách.
Hàn Phi và Lý Tư đều học trò của Tuân Khanh(còn gọi là Tuân Tử). Lý Tư tự cho mình kém Hàn Phi. Hàn Phi thấy nước Hàn bị suy yếu, mấy lần viết thư dâng lên hiến kế cho vua Hàn, nhưng vua Hàn không dùng.
Hàn Phi ghét những người trị nước không trau dồi làm cho pháp chế sáng rõ mà muốn dùng cái thế của mình để chế ngự bầy tôi; không lo việc làm cho nước giàu, binh mạnh bằng cách tìm người xứng đáng,.. Hàn Phi cho rằng nhà Nho dùng lời văn làm rối loạn luật pháp, bọn du hiệp dùng võ lực phạm đến điều ngăn cấm, gặp lúc yên ổn thì nhà vua dùng bọn hám danh, gặp lúc nguy cấp thì lại dùng kẻ sĩ mang giáp trụ.
Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp trị. Ông không phải là người đầu tiên nêu lên học thuyết này mà trước đó Quản Trọng, Thương Ương, Thân Bất Hại đã khởi xướng học thuyết này. Tư tưởng của Hàn Phi Tử khác với tư tưởng của Nho giáo, ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: "Pháp luật không hùa theo người sang... Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu".
Hàn Phi theo thuyết tính ác của thầy là Tuân Tử một cách triệt để, bảo không gì thân bằng tình cha con, vậy mà có nhiều người cha sinh con trai thì nuôi, sinh con gái thì giết đi, coi cái lợi của mình nặng hơn tình ruột thịt như vậy là con người bẩm sinh vốn đại ác. Do đó ông không bàn đến nhân nghĩa, cũng không trọng lễ như Tuân Tử, mà đề cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng luật của pháp gia để trị nước.
Ông chủ trương cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh tế để nước được mau giàu. Và ông tin rằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự do về kinh tế, thì nhà vua chẳng cần làm gì, cứ ngồi ở trên kiểm soát kẻ dưới, là nước sẽ trị. Chủ trương "vô vi nhi trị" đó thực trái hẳn chủ trương của Lão Tử, Trang Tử; chính ra nó là một thứ cực hữu vi.
Kế thừa và hoàn thiện tư tưởng của những người đi trước, Hàn Phi Tử đã nâng Pháp gia lên thành một học thuyết, có thể nói là ngang tầm với Nho gia. Sau này, thời Trung đại và Cận đại, mặc dù phần lớn các triều đại phong kiến ở Trung Quốc đều công khai tuyên bố lấy Nho làm tư tưởng chính thống của vương triều, nhưng trong đời sống thực tế chính trị họ vẫn sử dụng pháp luật làm nền tảng cho công việc cai trị, phương thức cai trị đó được gọi làDương Nho – Âm pháp”. Khái niệm “vương pháp” được khẳng định từ thời Tần Thủy Hoàng vẫn giữ nguyên vai trò trong thực tiễn chính trị. Thực tế Nhân trị và Pháp trị luôn là hai phương thức căn bản, vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất và bổ sung cho nhau tạo thành thực chất chuyên chế truyền thống của lịch sử chính trị Trung Quốc trung và Cận đại.
Tư tưởng của Hàn phi tử về pháp trị có ý nghĩa hiện thực cao, bởi vì nó dạy cho các chính khách những hiểu biết thực tế trong chính trường, gạt bỏ lớp son hào nhoáng về lễ, nghĩa, lương tâm, chỉ nhằm vào mọt mục đich giành lấy lợi thế, không qua những cách thức ứng xử tiến thoái trong thực tế chính trị, với những luận chứng thông minh sắc sảo và đầy tính thuyết phục. Nhờ vậy, học thuyết của ông được học và vận dụng thường xuyên hơn là nghìn năm nay.

Click vào link để tải bản full về Học thuyết Hàn Phi Tử
chờ 5s sau đó click vào BỎ QUA QUẢNG CÁO chờ khoảng 2s là tải về máy



Previous Post
Next Post

post written by:

0 comments: