Sunday, April 15, 2018

Blackberry passport

Blackberry passport cũ như mới
giá ưu đãi chỉ 2tr550k
call: 01675719396






Thông tin chung
Hệ điều hành
BlackBerry 10 Os
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
Màn hình
Loại màn hình
IPS LCD
Màu màn hình
16M colors
Độ phân giải
1440 x 1440 pixels
Màn hình rộng(")
4.5 inches
Công nghệ cảm ứng
Cảm ứng điện dung
Chụp hình & Quay phim
Camera sau
13 MP (f/2.0, 30mm), autofocus, OIS, LED flash
Camera trước
2 MP (f/2.8, 28mm), 720p
Tính năng camera
Geo-tagging, touch focus, face detection, HDR, panorama
Quay phim
1080p@60fps
CPU & RAM
Tốc độ CPU
2.26 GHz Krait 400
Số nhân
Quad-core
Chipset
Qualcomm MSM8974AA Snapdragon 801
RAM
3 GB RAM
Bộ nhớ & Lưu trữ
Bộ nhớ trong(ROM)
32 GB
Thẻ nhớ ngoài
microSD,
Hỗ trợ thẻ tối đa
up to 256 GB
Thiết kế & Trọng lượng
Màu sắc
Đen
Kích thước
128 x 90.3 x 9.3 mm
Trọng lượng(g)
196 g
Thông tin pin
Loại Pin
Li-Ion
Dung lượng
3450 mAh
Kết nối & Cổng giao tiếp
3G
GSM / HSPA / LTE
Loại sim
Nano-SIM
Wifi
Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac
Giải trí & Ứng dụng
Cổng sạc
microUSB 2.0 (SlimPort)


Thursday, March 8, 2018

Con cú thần và bài học về niềm tin


Một đêm không sao nọ, có một con cú đậu trên một nhánh sồi. Hai con chuột chũi cố lặng lẽ bò qua và không bị cú nhìn thấy chúng. Đột nhiên có tiếng cất lên:
- Chúng mày! – Cú nói
- Ai vậy? Chúng run run hỏi trong nỗi sợ hãi và kinh ngạc, vì chúng không thể tin nổi rằng bất kỳ kẻ nào có thể nhìn thấy chúng trong màn đêm đen dày đặc.
- Hai đứa chúng mày! Cú lại nói.
Hai con chuotj chạy vội đi và kể cho những sinh vật khác trong rừng rằng cú là kẻ vĩ đại nhất và thông thái nhất trong muôn thú vì nó có thể nhìn thấy trong bóng tối và vì nó có thể trả lời mọi câu hỏi.
- Tớ sẽ coi xem thế nào. – một con diều ăn rắn nói, và rồi một đêm nọ nó tới gặp cú và trời cũng rất tối.
- Tôi có bao nhiêu cái vuốt? – diều ăn rắn hỏi.
- Hai. Cú đáp và quả nhiên là đúng thế
- Ông có thể chỉ cho tôi cách diễn tả khác của từ “nghĩa là” hay “cụ thể là” được không?
- Tức là. – cú đáp
- Vì sao nói một tình nhân kêu gọi tình yêu của anh ta? – diều ăn rắn hỏi tiếp
- Để tán tỉnh. – Cú trả lời
Diều ăn rắn bội vã quay về với những sinh vật khác và thuật lại rằng cú thật là con thú vĩ đại nhất và thông thái nhất thế gian vì nó có thể nhìn trong bóng tối và có thể trả lời mọi câu hỏi.
- Thế nó có thể nhìn thấy vào lúc ban ngày không? Một con cáo hung hỏi
- Phải. Một con chuột sóc và một con chó xù Pháp đồng thanh lặp lại, “thế nó có thể nhìn thấy vào lúc ban ngày không?
Mọi sinh vật khác cười to vì câu hỏi ngốc nghếch đó, và chúng lao tới con cáo hung và hai đồng bạn của nó, đuổi chúng ra khỏi vùng đó. Sau đó chúng cử một sứ giả tới gặp cú và đề nghị đó làm lãnh tụ của chúng. Khi cú xuất hiện giữa lũ thú vật, trời đang giữa trưa và mặt trời tỏa sáng. Nó đi rất chậm rãi, điều đó tạo cho nó một phẩm cách vĩ đại, nhìn trông rất oai phong lẫm liệt và cú đưa mắt nhìn quanh chòng chọc với đôi mắt to, khiến nó có vẻ cực kỳ quan trọng, và mọi đôi mắt của các con thú khác phải nể sợ trước đôi mắt của cú.
Ông ấy là thần! – một con gà mái rừng la lên.
Và những con khác cùng cất tiếng, “Ông ấy là thần! Thế là chúng kéo nhau đi theo cú bất kỳ nơi nào nó tời và khi nó bắt đầu va vào mọi thứ thì cả chúng cũng bắt đầu va vào mọi thứ. Cuối cùng nó tới một đại lộ và đi lên giữa đại lộ với tất cả các sinh vật khác theo sau. Lúc đó một con diều hâu, kẻ đang đóng vai người theo hầu, nhìn thấy một chiếc xe tải đang hướng về phía chúng với vận tốc năm mươi dặm một giờ, nó báo cáo với diều ăn rắn, và diều ăn rắn báo cáo với cú.
- Có nguy hiểm phía trước! – diều ăn rắn cảnh báo
- Tức là! Cú nói
- Diều ăn rắn bảo nó: Ông có sợ không?
- Ai? Cú nói một cách bình thản, vì nó không thể nhìn thấy chiếc xe tải đang tới.
- Ông ấy là thần! Mọi sinh vật lại kêu to, và chúng vẫn đang reo hò cho đến khi chiếc xe tải cán lên chúng. Một số con thú bị thương sơ sài, nhưng đại đa số, trong đó có cú vị giết chết.
Bài học rút ra là bạn có thể bịp rất nhiều người trong một thời gian khá lâu.
Nguồn: Lễ hội Thurber, James Thurber, 1894 - 1961


Wednesday, February 28, 2018

SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA

Nhà nước là tổ chức chính trị xã hội cấp cao của loài người, đó là sản phẩm của quá trình lao động sản xuất của xã hội loài người. Cho đến này đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự ra đời của nhà nước từ nhiều góc độ, nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay, có một quan điểm có thể coi như được thừa nhận chung là nhà nước ra đời trên cơ sở của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định với sự xuất hiện của chế độ tư hữu sau khi có sự phân công lao động xã hội và trong xã hội đã xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn văn hóa, nhà nước ra đời có những dấu ấn riêng và đặc trưng riêng của nó, kể cả ở Phương Tây và ở Phương Đông mà ngày nay vẫn đang còn nhiều vấn đề để nghiên cứu. Trong bài viết nà, xin trình bày và đưa ra sự so sánh về sự khác nhau trong sự xuất hiện của nhà nước ở Phương Đông và Phương Tây.

Trước hết bắt đầu từ sự xuất hiện nhà nước xuất hiện ở Phương Đông. Dưới góc độ văn hóa, người phương Đông sống trong văn hóa duy tình, nghĩa là thiên về tình cảm nhiều hơn. Văn hóa duy tình ở phương Đông có thể thấy qua rất nhiều hiện tượng của cuộc sống hàng ngày ,chẳng hạn nếu phức tạp thì quan hệ trong cộng đồng làng xã ,như kết cấu gia đình bền vững “tam đai đồng đường, tứ đại đồng đường”, nhà thờ họ, còn đơn giản thì bát canh, bát nước chấm chung của cả gia đình, ấm nước trà uống chung cả xóm, chín bỏ làm mười, cùng chung sống miễn sao là hòa thuận vui vẻ trong gia đình, làng xóm… Nếu nhìn ra một phạm vi rộng hơn ra nhiều nước ở phương Đông, ta nhìn thấy “văn hóa ăn bằng đũa”. Đó vừa là yếu tố văn hóa, là tập quán, là phong tục hình thành dần do lối sống, vừa là biểu hiện của phương thức làm kinh tế, của quan hệ cộng đồng trong những điều kiện tự nhiên gắn liền với con người trong các cộng đồng dân cư. Quan văn hóa ăn bằng đũa cho thấy sự  ảnh hưởng của yếu tố địa lý đến văn hóa làm hình thành nên phong tục tập quán nhưng những yếu tố tự nhiên này đã ảnh hưởng như thế nào đến sự ra đời của nhà nước ở phương Đông thì cần làm rõ hơn. Có thể nói các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị có quan hệ qua lại với nhau rất mật thiết. Cụ thể, như “văn hóa ăn bằng đũa” của nhiều dân tộc phương Đông cho ta thấy khía cạnh kinh tế. Đó là các dân tộc này thiên về các loại thực phẩm là sản phẩm của nền kinh tế trồng trọt. Đó là biểu hiện của điều kiện tự nhiên ở phương Đông chủ yếu gắn với văn minh nông nghiệp. Điều đó làm cho con người lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên rất nhiều và muốn tồn tại và phát triển, con người phải biết liên kết với nhau để tạo nên sức mạnh của cộng đồng để khắc phục sự khó khăn của điều kiện tự nhiên đó để có thể tồn tại và phát triển.
Do sử dụng các sản phẩm chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp trồng trọt nên con người thuần tính hơn. Điều này đã được khẳng định về mặt sinh học ở chỗ những sinh vật nào ăn thức ăn từ thực vật, loài vật đó sẽ “hiền lành” hơn” thích sống theo bầy đàn, ít có sự cạnh tranh hơn so với các loài mà thức ăn của chúng lấy từ động vật vì loài này phải săn mồi nên thường phải rèn luyện kỹ năng săn mồi nên chúng cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cách sống, đến tổ chức cuộc sống và quan hệ xã hội. Có thể vì sử dụng các sản phẩm từ nông nghiệp trồng trọt nên con người có thể không có nhiều sức mạnh về mặt thể chất nên cũng ít có xu hướng xung đột lẫn nhau. Những xu hướng mở rộng các quan hệ ra bên ngoài cũng ít được thực hiên do nhu cầu bị bó hẹp gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt, lúa nước, ít có nhu cầu thay đổi về mặt không gian địa lý.
 Mặt khác, trong điều kiện địa lý phức tạp của phương Đông, việc đi lại cũng khó khăn hơn nên việc giao tiếp với bên ngoài cũng trở nên bị hạn chế. Khi con người sống trong điều kiện quần cư đó, sự liên kết trở nên bền vững hơn. Chính vì sức mạnh về thể chất hạn chế mà con người cần phải liên kết để chinh phục thiên nhiên, chống lại thú dữ, chống lại sự tấn công của các thế lực từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, ta còn thấy tiếp cận yếu tố văn hóa thì cần quan tâm đến những công trình vĩ đại mà con người đã tạo ra. Các công trình này thậm chí còn được coi là kỳ quan của thế giới trong thời kỳ cổ đại còn được con người biết đến lại tập trung hầu như ở phương Đông. Đây là kết quả lao động của người phương Đông với sức mạnh chủ yếu của cơ bắp và sự khôn ngoan lại khẳng định sức mạnh của họ. Có thể nhìn thấy nhiều khía cạnh của vấn đề rất gần gũi với sự ra đời của nhà nước:
Thứ nhất, đó phải là biểu hiện sức mạnh của một cộng đồng lớn trong quá trình xây dựng các công trình quy mô như vậy và rất cần một sự quản lý và phối hợp hoạt động chặt chẽ từ một tổ chức có uy tín và sức mạnh;
Thứ hai, có nhiều công trình mang yếu tố tâm linh, chứng tỏ mối quan hệ bền chặt của con người vào đấng tối cao mà người đại diện cho quyền lực tối cao ấy là những người đứng đầu cộng đồng do uy tín tự nhiên của họ (các Kim tự tháp ở Ai cập, đền Ăng co ở Campuchia, đền Tamahan ở Ấn độ…). Điều này cho ta biết về mối liên hệ của các yếu tố thiên nhiên khắc nghiệt mà con người chưa khám phá và chinh phục được, trong đó mong muốn chinh phục đã thúc đẩy con người cố gắng thực hiện những công việc mà cho đến ngày nay người ta vẫn còn chưa lý giải nổi nó đã được thực hiện như thế nào;
Thứ ba, các công trình này có ý nghĩa góp phần tổ chức và bảo vệ cuộc sống, sản xuất trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên và nguy cơ bị tấn công của các thế lực bên ngoài (Vạn lý trường thành, các các con sông đào ở Trung quốc, ngọn Hải đăng ở Ai cập);
Thứ tư, các công trình này thường gắn với những khu vưc địa lý đặc biệt, nhất là những dòng sông hay ngọn núi (hay dãy núi lớn) liên quan rất nhiều đến hoạt động sản xuất hay sinh hoạt tín ngưỡng của một cộng đồng. Điều nay cho thấy một thực tế là địa hình cắt xẻ, phức tạp là một hạn chế cho sự đi lại giao lưu giữa các khu vực về cả kinh tế, văn hóa. Nó dẫn đến một kết quả là sự cạnh tranh giữa các dân tộc hay cộng đồng người không nhiều, sự học hỏi nhau gần như không có nên sự phát triển trở nên chậm chạp hơn rất nhiều so với phương Tây nên có những phát minh khoa học từ rất sớm nhưng không được phổ biến rộng rãi.
Thứ năm, là các công trình này được thực hiện bởi sự tham gia của rất nhiều nô lệ của nhà nước. Nô lệ ít tham gia vào các quá trình sản xuất ra của cải vật chất và không phải là đối tượng bóc lột chủ yếu như ở phương Tây.
Nói chung, có thể rút ra một số nhận xét về sự xuất hiện của các nhà nước ở phương Đông cổ đại như sau:
Trước hết, các nhà nước ở phương Đông ra đời sớm hơn khá nhiều so với các nhà nước ở phương Tây. Các nhà nước phương Đông có sự ra đời sớm có thể được lý giải là do yêu cầu của việc tổ chức quá trình sản xuất, bảo vệ sản xuất, bảo vệ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng.
Thứ hai, thời điểm của sự ra đời một tổ chức nhà nước khó xác định chính xác vì tính chất quá độ của xã hội cộng sản nguyên thủy lên xã hội có nhà nước là rất lâu dài. Nói cách khác thì các nhà nước có quá trình “thai nghén và trở dạ rất lâu”. Bằng chứng là sự tồn tại của các công xã nông thôn kéo dài rất lâu mà Mác đã có một khẳng định về phương thức sản xuất Á đông đã ảnh hưởng tới tổ chức xã hội và nhà nước. Điều này được lý giải bởi một căn cứ như đã nêu ở trên là do tính cạnh tranh không cao, con người ít có xung đột, mâu thuẫn ít xảy ra hơn nên ít có cách mạng xã hội hơn.
Thứ ba, nhà nước phương Đông cổ đại phát triển chậm chạp hơn. Điều này được lý giải ở việc tính chất duy tình trong các quan hệ xã hội làm cho con người tuy có gắn bó với nhau bền chặt hơn nhưng sẽ làm cho người ta trở nên bảo thủ ít chịu thay đổi vì thích sống trong hòa bình. Điều này được chứng minh bởi quan niệm của người phương Đông trong quan hệ giữa con người với trời, đất (Thiên- Địa- Nhân). Người ta chỉ chịu làm cách mạng khi mà không còn cách nào khác sau khi đã cam chịu. Cũng vì lý do này mà quan hệ giai cấp trong xã hội phương Đông cũng trở nên ít gay gắt hơn rất nhiều so với phương Tây mà kết quả của nó là nhà nước phương Đông ra đời gắn liền với chế độ nô lệ gia trưởng. Hơn thế nữa, do quan hệ gắn bó, gần gũi với nhau con người phương Đông hay vì sĩ diện nên hay tự che giấu hoặc bao che cho nhau những khuyết tật của bản thân làm cho họ trở nên thủ cựu, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.
Thứ tư, càng gần với phương Tây và phương Bắc, các nhà nước càng có xu thế ra đời sớm hơn. Điều này được lý giải ở khía cạnh yêu cầu của việc tổ chức chống chiến tranh của các cộng đồng người. Các dân tộc ở phía Tây và phía Bắc thường là các dân tộc du mục, giỏi cưỡi ngựa, săn bắn mà thức ăn của họ chủ yếu là từ chăn nuôi và săn bắn nên họ có sức mạnh và thường trở nên hiếu chiến và cũng thiện chiến hơn.Việc chống lại các thế lực ngoại xâm này đòi hỏi các dân tộc này phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Việc tổ chức chiến đấu đòi hỏi những người có bản lĩnh, kinh nghiệm và có uy tín cao. Điều này mang lại một kết quả là sự phục tùng của xã hội đối với họ gần như là lẽ tự nhiên vì sự phục tùng đó vừa mang lại sự gắn kết trong cộng đồng để tạo nên sức mạnh, vừa nâng cao tính trách nhiệm của những người chỉ huy, quyền lực của người chỉ huy dễ được thần thánh hóa. Nó được coi như là một nguyên nhân dẫn đến sự “ngại làm cách mạng” của người phương Đông.
Thứ năm, tổng kết về quá trình xâm lược các quốc gia phong kiến ở phương Đông của các thế lực thực dân phương Tây, người ta thấy chỉ có hai nhà nước phong kiến Nhật bản và Thái lan tránh được sự xâm lược và ách cai trị của người phương Tây. Đây là hai nhà nước phong kiến đã tự làm cuộc cách mạng xã hội, mở cửa và tiếp nhận văn minh phương Tây, không thi hành chính sách bế quan tỏa cảng như các nhà nước phong kiến còn lại. Điều đó cho thấy việc hạn chế giao lưu của các dân tộc phương Đông là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của khu vực này ngay từ thời kỳ cổ đại gắn với những điều kiện tự nhiên;
Thứ sáu, sự chậm phát triển của các nhà nước ở phương Đông còn được lý giải qua tinh thần các giáo lý tôn giáo ở phương Đông mà điển hình là tư tưởng diệt dục, triệt tiêu các ham muốn, các nhu cầu của con người được thể hiện trong đạo Phật, làm cho con người tự thu mình lại, không thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Có quan điểm cho rằng nhu cầu của con người chính là động lực cho sự phát triển của xã hội loài người, giáo lý đạo Phật lại đi ngược lại với quan điểm này. Ta thấy một điều rất rõ ở các nhà sư- những người đi theo đạo Phật thường ăn chay, tính tình của họ cũng vì thế mà trở nên nhu mì, hiền lành hơn. Nó rất gần với thói quen trong ăn uống của người phương Đông là ăn lương thực là chủ yếu và nhu cầu của họ cũng trở nên bị thu hẹp.
Đối với sự xuất hiện của các nhà nước ở phương Tây, cách tiếp cận cũng tương tự như trên. Theo cách tiếp cận này, ta thấy truyền thống của lối sống phương Tây là duy lý, tức là thiên về lý trí, xét đoạn sự việc dựa trên sự đúng sai rõ ràng hơn duy tình. Truyền thống văn hóa duy lý là kết quả được hình thành từ thói quen sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu của người phương Tây. Nó gắn liền với điều kiện tự nhiên ở phương Tây rất khác so với phương Đông. Đó là khí hậu tương đối điều hòa, địa hình khá bằng phẳng, rất ít thiên tai, các dòng sông thì yên ả, êm đềm. Khi đó ta thường có cảm nghĩ về cuộc sống dễ chịu của người phương Tây. Nhưng hãy nhìn vào “văn hóa ăn bằng dao dĩa” của người phương Tây để phân biệt với “văn hóa ăn bằng đũa” của người phương Đông. Thông thường ta thấy con người ở phương Tây tự lập từ rất sớm. Họ có thể thoát ly khỏi gia đình ngay từ bắt đầu sang tuổi thành niên để sống cuộc sống tự lập. Chính vì thế mà quan hệ theo thiết chế gia đình “tam đại, tứ đại đồng đường” thường rất hiếm. Điều này có thể được giải thích là tính cách và khí chất mạnh của người phương Tây. Nhưng tính cách và khí chất mạnh này có nguồn gốc từ đâu? Ta lại xuất phát từ nguồn thức ăn mà họ sử dụng. Văn hóa ăn bằng dao dĩa của họ cho ta thấy thức ăn của họ chủ yếu là thực phẩm- sản phẩm của chăn nuôi và săn bắt. Điều kiện tự nhiên thuận lợi như đã nêu ở trên đã làm cho nền kinh tế tự nhiên của người phương Tây kéo dài hơn. Đó là nền kinh tế mà hoạt động của con người chủ yếu là khai thác các sản phẩm tự nhiên sẵn có mà ít phải chinh phục thiên nhiên, chưa phải lao động sản xuất. Trong khi đó, điều kiện địa hình bằng phẳng ít cách trở bởi sông núi đã tạo cho con người có khả năng mở rộng phạm vi hoạt động và giao lưu. Điều này kéo theo các hệ quả:
Thứ nhất, con người mang đến trao đổi cho nhau các yếu tố văn hóa, kinh tế, kinh nghiệm sản xuất… Biểu hiện cụ thể là các biểu hiện văn hóa của các dân tộc phương Tây là khá gần nhau (từ kiến trúc, chữ viết, âm nhạc đến ăn uống…) Điều đó làm cho phương Tây phát triển nhanh hơn do con người phát huy được các giá trị mà họ đã sáng tạo ra và thường xuyên được trao đổi;
Thứ hai, việc mở rộng phạm vi hoạt động cũng có nguy cơ dẫn đến sự xung đột là rất cao. Chiến tranh xảy ra cũng rất khắc nghiệt và cũng rất nhanh chóng do tính chất thiện chiến của các tộc người vốn rất giỏi săn bắn và chăn nuôi. Giữa người đi chinh phục với người bị chinh phục có quan hệ phân biệt rất rõ ràng, trong đó ai là kẻ mạnh người đó sẽ chiến thắng và thống trị, người kia trở thành nô lệ. Nhiều khi cả một dân tộc bị nô lệ hóa như người Hilốt bị người Xpác xâm lược. Cũng vì lẽ đó mà việc áp đặt sự cai trị cần có một lực lượng đủ mạnh để đàn áp sự chống đối của người bị trị nên nhà nước hình thành sẽ rất nhanh chóng;
Thứ ba, sự xung đột trong xã hội sẽ giúp cho việc loại trừ nhanh chóng những gì không phù hợp, yếu đuối. Tính chất cách mạng còn xuất phát từ chỗ người bị trị khi bị đàn áp dã man , tàn bạo quá cũng sẽ đấu tranh mạnh mẽ hơn, từ đó dẫn đến chỗ giai cấp thống trị cũng cần có sự thay đổi chính sách cai trị cho phù hợp để duy trì trật tự xã hội nên nền dân chủ ở phương Tây sớm được hình thành hơn;
Thứ tư, sự giao lưu giữa các cộng đồng người do điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ góp phần cải tạo giống nòi do chế độ quần hôn nhanh chóng bị phá bỏ hơn. Trong hoàn cảnh như vậy, kẻ mạnh càng có điều kiện để chứng minh ưu thế của mình so với những người khác. Kết quả là nguồn gen để lại cho các thế hệ sau cũng có chất lượng hơn. Điều này được chứng tỏ ở tầm vóc và sức khỏe của người phương Tây là hơn hẳn so với người phương Đông mặc dù ngày nay đã có ít nhiều thay đổi.
Thứ năm, nhu cầu của người phương Tây cũng cao hơn so với người phương Đông. Điều này có được là do khí chất rất mạnh của người phương Tây. Họ vừa là những thế lực hay gây chiến tranh xâm lược nhưng họ cũng là những người có nhiều phát minh khoa học để đáp ứng nhu cầu của mình. Có thể nói đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của phương Tây. Các thế lực xâm lược phải là các thế lực có sức mạnh để có khả năng chinh phục các dân tộc khác. Điều này đã được lịch sử chứng minh một cách khá đầy đủ.
Với những phân tích trên đây, ta có thể đi đến một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, các nhà nước phương Tây ra đời muộn hơn so với các nhà nước ở phương Đông. Nguyên nhân của sự ra đời muộn này là do ở phương Tây, nền kinh tế tự nhiên kéo dài hơn, con người được hưởng các sản phẩm có sẵn nhiều hơn do sự ưu đãi của thiên nhiên. Sự ưu đãi này làm cho con người ít phải đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, mức độ cạnh tranh của con người với nhau ở phạm vi rộng vì lý do sinh tồn vì vậy cũng không quyết liệt như ở phương Đông;
Thứ hai, thời kỳ quá độ chuyển tiếp từ chế độ cộng sản nguyên thủy lên xã hội có giai cấp nhanh hơn, thời điểm ra đời của nhà nước ở phương Tây có tính xác định hơn do qua trình thai nghén của nhà nước ngắn hơn như đã phân tích ở trên;
Thứ ba, tính chất của quan hệ giai cấp trong các nhà nước ở phương Tây là rất gay gắt mà biểu hiện cụ thể của nó là chế độ nô lệ ở phương Tây có tính chất điển hình qua sự thống trị của chủ nô đối với nô lệ, trong đó vai trò sản xuất của cải vật chất cho xã hội chủ yếu do người nô lệ thực hiện. Đó vừa là kết quả của điều kiện sống, vừa là nguyên nhân của sự phát triển về sau ở phương Tây. Điều này có sự khác biệt so với chế nộ nô lệ gia trưởng ở phương Đông với vai trò không lớn của nô lệ (chủ yếu là phục dịch trong các gia đình quyền quý và thực hiện công việc xây dựng các công trình công cộng). Việc đấu tranh giai cấp vì vậy mà cũng trở nên quyết liệt hơn, các cuộc cách mạng xã hội diễn ra nhiều hơn mà kết quả của nó là những cải cách xã hội có tính chất tiến bộ đã sớm mang lại một nền dân chủ và nhanh chóng trở thành truyền thống của phương Tây;
Thứ tư, đã có một số nhà nước hình thành từ kết quả của các cuộc chiến tranh xâm lược mà kẻ đi xâm lược do có sức mạnh nên đã chiến thắng và thiết lập nên nhà nước để áp đặt sự thống trị với người bị thất bại. Đây cũng là một trong những phương thức giúp cho nhà nước ở phương Tây ra đời nhanh hơn. Đây cũng là một lý do giải thích cho sự hiếu chiến và cũng rất thiện chiến của người phương Tây và sau này, các nước thực dân cũng là các nước ở phương Tây. Trong khi đó các dân tộc phương Đông lại là những nạn nhân của các đế quốc, thực dân phương Tây. Trong chiến tranh thế giới, các nước phát xít cũng là các nước có truyền thống bá quyền xâm lược ( La mã và Giéc – manh). Riêng nước Nhật phát xít là nước rất mạnh ở phương Đông là nhà nước đã mở cửa với bên ngoài, phát triển kinh tế do có sự giao lưu rộng rãi với bên ngoài hơn hẳn các dân tộc khác ở phương Đông.
Những nội dung được phân tích và so sánh ở trên đây có thể cho chúng ta một cách nhìn về thời đại hiên nay. Xu thế hội nhập và mở rộng các quan hệ với bên ngoài sẽ làm thay đổi rất nhiều lối sống truyền thống của người phương Đông, trong đó có Việt nam chúng ta. Cơ hội cho chúng ta trở nên nhiều hơn nhưng nó cũng là thách thức với điều kiện hiện tại của chúng ta, buộc chúng ta phải rèn luyện bản lĩnh để tăng khả năng cạnh tranh, tận dụng cơ hội. Việc Việt nam chính thức trở thành thành viên của WTO trong thời gian gần đây cũng chính là kết quả nhận thức về xu thế hội nhập và mở rộng các quan hệ ra bên ngoài. Việt nam đã từng mất một cơ hội phát triển, đồng thời phải chịu ách đô hộ của thực dân phương Tây khi các vua nhà Nguyễn không chịu nghe lời khuyến nghị của Nguyễn Trường Tộ trong việc mở rộng giao lưu với phương Tây. Khó khăn thách thức với Việt nam khi vào WTO chỉ nên coi là cơ hội cho Việt nam vươn lên để khẳng định mình vì chưa có một Quốc gia nào lại xin ra khỏi tổ chức này do lợi ích mà nó mang lại. Mặt khác, việc gia nhập WTO sẽ giúp cho ta “nhăt sạn”, loại trừ những yếu tố tiêu cực trong cả hoạt động của bộ máy nhà nước lẫn các hoạt động của xã hội. Hy vọng vào sự phát triển của đất nước trong tương lai gắn liền với sự mở rộng và giao lưu với thế giới.
Nguồn: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn

Wednesday, January 31, 2018

Toàn văn Thông điệp Liên bang Mỹ năm 2018
Tổng thống Donal Trump đọc Thông điệp liên bang 2018

“Thưa ngài Chủ tịch Hạ viện, Ngài Phó tổng thống, các thành viên Hạ viện, Đệ nhất Phu nhân của Hoa Kỳ, và những người Mỹ đồng bào của tôi:
Gần một năm đã trôi qua kể từ lần đầu tiên tôi đứng tại bục này, trong căn phòng hùng vĩ này, để phát biểu thay mặt cho nhân dân Mỹ, và để giải quyết mối quan tâm của họ, những hy vọng của họ và những ước mơ của họ. Đêm đó, chính quyền mới của chúng tôi đã có hành động nhanh chóng. Một làn sóng lạc quan mới đang tràn ngập khắp đất nước chúng ta.
Tổng thống Donald Trump đọc thông điệp tại Đồi Capitol. Phía sau là Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Chủ tịch Hạ viện Paul Rean
Tổng thống Donald Trump đọc thông điệp tại Đồi Capitol. Phía sau là Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Chủ tịch Hạ viện Paul Rean
Mỗi ngày kể từ đó, chúng ta đã tiến bước với một tầm nhìn rõ ràng, và một sứ mệnh chân chính, làm cho Nước Mỹ Vĩ đại trở lại với tất cả người dân Mỹ.
Trong năm qua, chúng ta đã có tiến bộ đáng kinh ngạc và đạt được thành công phi thường. Chúng ta đã phải đối mặt với những thách thức mà chúng ta dự kiến, và những thách thức khác mà chúng ta không bao giờ có thể tưởng tượng ra được. Chúng ta đã chia sẻ trong những đỉnh cao của chiến thắng, và những khó khăn của khó khăn. Chúng ta phải chịu đựng lũ lụt, hoả hoạn và bão tố. Nhưng vượt qua tất cả, chúng ta đã nhìn thấy vẻ đẹp của tâm hồn Mỹ, và chất thép trong nghị lực của nước Mỹ.
Mỗi cuộc thử thách đã rèn luyện nên những anh hùng mới người Mỹ, nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là ai, và cho thấy chúng ta có thể trở thành như thế nào.
Chúng ta đã thấy các tình nguyện viên của “Hải quân Cajun”, nhanh chóng đưa các tàu đánh cá của mình để cứu người sau hậu quả của một cơn bão khủng khiếp.
Chúng ta đã nghe những câu chuyện về những người Mỹ như Sỹ quan bảo vệ bờ biển Ashlee Leppert, người đang có mặt ở đây tối nay cùng với [Đệ nhất phu nhân] Melania.  Ashlee đã lên chiếc trực thăng đầu tiên, đến hiện trường tại Houston, trong cơn bão Harvey. Suốt 18 tiếng trong gió và mưa, Ashlee đã bất chấp đường dây điện ngầm và nước sâu, để cứu sống hơn 40 sinh mạng. Cám ơn Ashlee.
Chúng ta đã nghe nói về những người Mỹ, như lính cứu hỏa David Dahlberg.  Anh ấy cũng có mặt ở đây với chúng ta. David đã phải đối mặt với bức tường lửa, cứu sống gần 60 đứa trẻ bị mắc kẹt trong một trại hè ở California, bị đe doạ bởi những trận cháy rừng.
Đối với mọi người vẫn đang hồi phục ở Texas, Florida, Louisiana, Puerto Rico, Quần đảo Virgin, California, và mọi nơi khác, chúng tôi ở bên bạn, chúng tôi yêu các bạn và chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua.

Một số thử thách trong năm qua đã chạm tới căn phòng này theo một cách rất riêng. Cùng có mặt với chúng ta tối nay, là một trong những người bất khuất nhất, đã từng phục vụ tại Hạ viện này. Một chàng trai, đã bị trúng đạn, suýt nữa đã chết, nhưng đã trở lại làm việc 3 tháng rưỡi sau đó. Đó là huyền thoại đến từ Louisiana, Hạ nghị sĩ Steve Scalise.
Chúng ta vô cùng biết ơn những nỗ lực anh dũng của những sỹ quan cảnh sát Đồi Capitol, Cảnh sát thành phố Alexandria, các bác sĩ, y tá, và nhân viên cứu hộ, những người đã cứu sống anh ấy, và cuộc sống của nhiều người khác trong căn phòng này.
Sau vụ xả súng  kinh hoàng đó, chúng ta đến với nhau, không phải như những người Cộng hòa hay Dân chủ, mà là những người đại diện cho người dân. Nhưng sẽ là không đủ để đến với nhau chỉ trong thời gian bi kịch. Tối nay, tôi kêu gọi tất cả chúng ta phải gạt sang một bên những khác biệt của mình, tìm ra nền tảng chung, và tập chung cho sự thống nhất mà chúng ta cần cung cấp cho những người mà chúng tôi được bầu ra để phục vụ.
Trong năm qua, thế giới đã chứng kiến những gì mà chúng ta luôn biết rằng: không có ai trên trái đất là can đảm hoặc táo bạo hoặc quyết tâm như những người Mỹ. Nếu có một ngọn núi, chúng ta leo lên nó. Nếu có giới hạn, chúng ta vượt qua nó. Nếu có thử thách, chúng ta sẽ chế ngự nó. Nếu có cơ hội, chúng ta nắm bắt nó.
Vì vậy, chúng ta hãy bắt đầu tối nay bằng cách nhận ra rằng Thông điệp Liên bang của chúng ta là mạnh mẽ bởi vì người dân của chúng ta  là mạnh mẽ.
Và chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một nước Mỹ an toàn, mạnh mẽ và kiêu hãnh.
Kể từ cuộc bầu cử, chúng ta đã tạo ra 2,4 triệu việc làm mới, trong đó có 200.000 việc làm tính riêng trong lĩnh vực sản xuất. Sau nhiều năm mức lương bị trì trệ, cuối cùng chúng ta thấy lương tăng lên.
Tỷ lệ thất nghiệp đã đạt mức thấp nhất trong 45 năm. Tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Phi ở mức thấp nhất từng được ghi nhận, và tỷ lệ thất nghiệp người Mỹ gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, cũng đạt mức thấp nhất trong lịch sử.
Sự tự tin của các doanh nghiệp nhỏ ở mức cao nhất mọi thời đại. Thị trường chứng khoán đã phá vỡ hết kỷ lục này đến kỷ lục khác, đạt được 8 ngàn tỷ USD về giá trị. Đó là tin tức tuyệt vời cho quỹ hưu trí ‘401k’ của người Mỹ.
Và như tôi đã hứa với người Mỹ từ bục khán đài này 11 tháng trước, chúng tôi đã ban hành đạo luật cắt giảm thuế và cải cách thuế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Việc cắt giảm thuế trên qui mô lớn của chúng tôi là một sự trợ giúp rất lớn cho tầng lớp trung lưu và các doanh nghiệp nhỏ.
Để giảm mức thuế cho những người Mỹ chăm chỉ, chúng tôi đã tăng gấp đôi mức khấu trừ tiêu chuẩn cho tất cả mọi người. Bây giờ, 24.000 đô la Mỹ đầu tiên kiếm được bởi một cặp vợ chồng hoàn toàn không phải chịu thuế. Chúng tôi cũng tăng gấp đôi tín dụng thuế trẻ em. Một gia đình điển hình gồm bốn người làm 75.000 đô la sẽ thấy hóa đơn thuế của họ giảm 2.000 đô la – cắt giảm một nửa số tiền thuế của họ.
Tháng 4 này là lần cuối cùng các bạn khai nộp thuế theo hệ thống cũ ‘nhiều thiếu sót’, và hàng triệu người Mỹ sẽ có nhiều tiền hơn để mang về nhà bắt đầu từ tháng tới.
Chúng tôi đã loại bỏ một loại thuế tàn nhẫn nhất, chủ yếu đánh vào những người Mỹ có thu nhập ít hơn 50.000 đô la một năm, buộc họ phải trả những khoản phạt khủng khiếp, chỉ đơn giản là vì họ không có đủ tiền cho các kế hoạch y tế do chính phủ yêu cầu. Chúng tôi đã hủy bỏ cốt lõi của chương trình Obamacare tai hại. Một chỉ thị mang tính cá nhân nay đã không còn nữa.
Chúng tôi đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21%. Do đó các công ty Mỹ có thể cạnh tranh và giành chiến thắng chống lại bất cứ ai trên thế giới. Chỉ riêng những thay đổi này dự kiến sẽ giúp tăng thu nhập bình quân của mỗi gia đình lên hơn 4.000 USD.
Các doanh nghiệp nhỏ cũng nhận được một khoản cắt giảm thuế lớn, và bây giờ có thể khấu trừ 20% thu nhập kinh doanh của họ.
Có mặt ở tối nay là Steve Staub và Sandy Keplinger của công ty Staub Manufacturing, một doanh nghiệp nhỏ ở Ohio. Họ đã hoàn thành một năm tốt nhất trong lịch sử 20 năm của mình. Nhờ cải cách thuế, họ đã tăng lương, thuê thêm 14 lao động, và mở rộng sang vào tòa nhà bên cạnh.
Một trong những nhân viên của công ty Staub là Corey Adams, cũng có mặt cùng chúng ta tối nay. Corey là một công nhân Mỹ. Ông đã tự nuôi dưỡng mình trong khi học trung học, bị mất việc làm trong suốt cuộc suy thoái năm 2008, và sau đó được công ty Staub thuê, nơi ông đào tạo để trở thành thợ hàn. Giống như nhiều người Mỹ cần cù, Corey có kế hoạch đầu tư khoản tiền cắt giảm thuế để xây nhà mới và cho 2 con gái của ông ăn học. Xin hãy cùng tôi chúc mừng ông Corey.
Kể từ khi chúng tôi thông qua luật cắt giảm thuế, khoảng 3 triệu người lao động đã có thu nhập tăng thêm nhờ cắt giảm thuế, rất nhiều khoản có giá trị hàng ngàn đô la cho mỗi người lao động. Apple vừa công bố kế hoạch đầu tư tổng cộng 350 tỷ đô la Mỹ, và thuê thêm 20.000 công nhân.
Đây là khoảnh khắc mới của người Mỹ chúng ta. Chưa bao giờ tốt hơn để bắt đầu Giấc Mơ Mỹ.
Vì vậy, để mọi người dân có thể xem ở nhà tối nay, bất kể bạn đang ở đâu, hoặc bạn đến từ đâu, đây là thời gian của bạn. Nếu bạn làm việc chăm chỉ, nếu bạn tin vào chính mình, nếu bạn tin tưởng vào nước Mỹ, thì bạn có thể mơ ước bất cứ điều gì, bạn có thể là bất cứ điều gì, và chúng ta cùng nhau có thể đạt được bất cứ điều gì.
Tối nay, tôi muốn nói về tương lai mà chúng ta sẽ có, về đất nước mà chúng ta sẽ trở thành. Tất cả chúng ta, cùng nhau, như một nhóm, một dân tộc và một gia đình Mỹ.
Tất cả chúng ta đều có chung một căn nhà, cùng trái tim, số mệnh tương tự, và cùng một lá cờ Mỹ vĩ đại. Chúng ta đang cùng nhau khám phá lại con đường Mỹ.

Ở Mỹ, chúng ta biết rằng đức tin và gia đình, chứ không phải chính phủ và bộ máy quan liêu, là trung tâm của cuộc sống Mỹ. Phương châm của chúng ta: “Chúng ta tin tưởng vào Chúa trời”.
Và chúng ta tôn vinh cảnh sát, quân đội  và những cựu chiến binh tuyệt vời của chúng ta, như những người anh hùng, xứng đáng nhận được sự ủng hộ vững chắc và tuyệt đối của chúng ta.
Ở đây, tối nay có cậu bé Preston Sharp, 12 tuổi đến từ Redding, California, người đã nhận thấy bia mộ của liệt sĩ không cắm cờ trong Ngày cựu chiến binh. Cậu bé đã quyết định thay đổi điều đó, và bắt đầu một phong trào, cắm 40.000 lá cờ trên bia mộ của các anh hùng vĩ đại của chúng ta. Cậu bé Preston đã làm một công rất có ý nghĩa.
Những người yêu nước trẻ tuổi như Preston dạy cho tất cả chúng ta về nghĩa vụ công dân của mình, với tư cách là những người Mỹ. Sự tôn kính của Preston đối với những người đã phục vụ cho đất nước mình, nhắc nhở chúng ta về lý do tại sao chúng ta chào cờ của chúng ta, tại sao chúng ta đặt tay lên trái tim mình, cam kết trung thành, và tại sao chúng ta lại tự hào đứng hát quốc ca.
Người Mỹ yêu đất nước của mình. Và đổi lại, họ xứng đáng có được một Chính phủ, cho thấy có cùng một tình yêu và sự trung thành.
Trong năm qua, chúng tôi đã tìm cách khôi phục lại sự tín nhiệm của người dân đối với chính phủ.
Làm việc với Thượng viện, chúng tôi đang bổ nhiệm các thẩm phán, những người giải thích Hiến pháp như đã được xây dựng, bao gồm một Thẩm phán Tòa án Tối cao mới, và nhiều thẩm phán tòa thượng thẩm, nhiều hơn bất kỳ chính quyền mới nào trong lịch sử của đất nước chúng ta.
Chúng ta đang bảo vệ Tu chính án Thứ hai của chúng ta, và đã có những hành động lịch sử để bảo vệ tự do tôn giáo.

Và chúng tôi đang phục vụ các cựu chiến binh dũng cảm của mình, bao gồm việc lựa chọn các cựu chiến binh trong các quyết định về chăm sóc sức khoẻ của họ. Năm ngoái, Hạ viện đã thông qua, và tôi ký kết, Đạo luật Trách nhiệm Bộ cựu chiến binh (VAAA). Kể từ khi nó được thông qua, chính quyền của tôi đã sa thải hơn 1.500 nhân viên của Bộ, những người đã không làm tròn trách nhiệm chăm sóc các cựu chiến binh của chúng ta, mà họ xứng đáng được hưởng. Chúng tôi đang tuyển dụng những người tài năng, yêu thương những cựu chiến binh của chúng ta, cũng nhiều như chúng tôi.

Tôi sẽ không dừng lại cho đến khi những người cựu chiến binh của chúng ta được chăm sóc cẩn thận. Đó là lời hứa của tôi với họ ngay từ những ngày đầu của cuộc hành trình vĩ đại này.

Tất cả người Mỹ đều xứng đáng nhận trách nhiệm và tôn trọng, và đó là những gì chúng tôi đang trao cho họ. Vì vậy, tối nay, tôi kêu gọi Hạ viện trao cho mỗi Bộ trưởng Nội các, quyền khen thưởng những người lao động giỏi, và loại bỏ những nhân viên Liên bang, làm suy yếu niềm tin của công chúng, hoặc làm người dân Mỹ thất vọng.

Trong nỗ lực của chúng tôi để làm cho Washington có trách nhiệm, chúng tôi đã loại bỏ nhiều quy định trong năm đầu tiên của chúng tôi, hơn bất kỳ chính quyền nào trong lịch sử.

Chúng tôi đã chấm dứt cuộc chiến về Năng lượng Mỹ, và chúng tôi đã chấm dứt cuộc chiến về than sạch. Giờ đây, chúng ta là một nước xuất khẩu năng lượng cho thế giới.

Tại Detroit, tôi đã cho dừng ngay các chỉ thị của Chính phủ đã làm lụn bại ngành chế tạo ô tô của Mỹ. Vì vậy chúng tôi có thể đưa thành phố chế tạo ô tô này (Motor City) phát triển mạnh trở lại.

Nhiều công ty ô tô đang xây dựng và mở rộng các nhà máy ở Mỹ, một điều mà chúng ta đã không nhìn thấy trong nhiều thập kỷ qua. Chrysler đang di chuyển một nhà máy lớn từ Mexico về Michigan. Toyota và Mazda đang xây dựng nhà máy ở Alabama. Các nhà máy sẽ sớm được mở ra trên khắp cả nước. Đây là tất cả những tin tức mà người Mỹ không quen nghe được. Trong nhiều năm, các công ty và việc làm chỉ rời bỏ chúng ta. Nhưng giờ đây, họ đang quay trở lại.

Sự phát triển sôi động đang diễn ra hàng ngày.

Để tăng nhanh việc tiếp cận các phương pháp chữa trị mang tính đột phá và các loại thuốc gốc, có giá phải chăng, năm ngoái Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê chuẩn nhiều loại thuốc gốc và dụng cụ y khoa mới, nhiều hơn bao giờ hết trong lịch sử của chúng ta.

Chúng tôi cũng tin rằng các bệnh nhân ở giai đoạn cuối, cần có quyền tiếp cận các phương pháp điều trị thí nghiệm, có khả năng cứu sống họ. Những người bị bệnh nan y không phải đi từ nước này sang nước khác để tìm cách chữa bệnh. Tôi muốn cho họ cơ hội ngay tại quê nhà. Đã đến lúc Hạ viện cho những người Mỹ tuyệt vời này “quyền được thử”.

Một trong những ưu tiên lớn nhất của tôi là giảm giá thuốc theo toa. Ở nhiều nước khác, các loại thuốc này rẻ hơn rất nhiều so với những gì chúng ta phải trả ở Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi đã chỉ đạo chính quyền của tôi rằng khắc phục sự bất công của giá thuốc cao, là một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Giá thuốc sẽ giảm.

Nước Mỹ cuối cùng cũng đã thoát khỏi hàng chục thập kỷ giao dịch thương mại không công bằng, mà nó đã hy sinh sự thịnh vượng của chúng ta, ‘đuổi’ các công ty, việc làm và của cải của đất nước chúng ta ra đi. Kỷ nguyên của sự đầu hàng kinh tế đã chấm dứt.

Từ bây giờ, chúng ta mong đợi các mối quan hệ thương mại công bằng và có đi có lại. Chúng ta sẽ làm việc để khắc phục những thỏa thuận thương mại không lành mạnh, và đàm phán những thỏa thuận mới.

Và chúng ta sẽ bảo vệ người lao động Mỹ và tài sản trí tuệ của Mỹ, thông qua việc thực thi mạnh mẽ các quy tắc thương mại của chúng ta.

Khi chúng ta xây dựng lại các ngành công nghiệp của mình, đây cũng chính là thời điểm để chúng ta xây dựng lại cơ sở hạ tầng đang bị đổ nát. Mỹ là một quốc gia của các nhà xây dựng. Chúng ta đã xây Tòa nhà Empire State chỉ trong vòng 1 năm. Liệu có phải là một sự đáng hổ thẹn khi mà bây giờ có thể mất 10 năm chỉ để có được giấy phép, phê chuận cho một con đường đơn giản?.

Tôi yêu cầu cả 2 đảng cùng hợp tác để giúp cho chúng ta có được một cơ sở hạ tầng an toàn, nhanh chóng, đáng tin cậy và hiện đại mà nền kinh tế của chúng ta cần và người dân chúng ta xứng đáng được hưởng.

Tối nay, tôi kêu gọi Hạ viện đưa ra một dự luật, tạo ra ít nhất 1.500 ngàn tỷ đô la để đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới mà chúng ta cần.

Mỗi một đô la của Liên bang cần được tận dụng bằng cách hợp tác với các chính quyền tiểu bang và địa phương, và nếu thích hợp, khai thác đầu tư của khu vực tư nhân, để vĩnh viễn khắc phục sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng.
Bất kỳ dự luật nào cũng phải đơn giản hóa quá trình cho phép và phê duyệt, làm cho nó xuống không quá 2 năm, và thậm chí có thể là 1 năm.

Chúng ta có thể cùng nhau giành lại di sản xây dựng của mình. Chúng ta sẽ xây dựng những con đường, cây cầu, đường cao tốc, đường sắt và đường thủy mới trên khắp đất nước của chúng ta. Và chúng ta sẽ làm nó bằng trái tim, đôi tay và sự bền bỉ của người Mỹ.

Chúng ta muốn mọi người Mỹ biết được chân giá trị của công việc của một ngày khó khăn. Chúng ta muốn mọi đứa trẻ được an toàn trong nhà của mình vào ban đêm, và chúng ta muốn mọi công dân tự hào về mảnh đất này mà chúng ta yêu mến.

Chúng ta có thể nâng đỡ những người dân chúng ta, từ việc hưởng phúc lợi xã hội sang đi làm, tự việc sống phụ thuộc sang sống độc lập, và từ đói nghèo sang thịnh vượng.

Do việc cắt giảm thuế tạo ra việc làm mới, chúng ta hãy đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nghề. Chúng ta hãy mở những trường dạy nghề tuyệt vời sao cho những người lao động trong tương lai của chúng ta có thể học nghề và nhận ra tiềm năng đầy đủ của họ. Và chúng ta hãy hỗ trợ các gia đình làm việc bằng cách hỗ trợ [chương trình bảo hiểm] PFL [để trả tiền lương tạm thời cho những công nhân cần phải nghỉ làm việc vì hoàn cảnh cần chăm lo cho thân nhân trong gia đình bị bệnh nặng, hoặc cần chăm sóc cho con trẻ sơ sinh].

Khi nước Mỹ giành lại sức mạnh của mình, cơ hội này phải được mở rộng cho tất cả mọi người. Đó là lý do tại sao năm nay chúng ta sẽ bắt tay vào cải cách trại giam của chúng ta để giúp các cựu tù nhân đã phục vụ thời gian của họ có cơ hội thứ hai.

Các cộng đồng sinh sống chật vật, đặc biệt là cộng đồng người nhập cư, cũng sẽ được giúp đỡ bởi các chính sách nhập cư, tập trung vào lợi ích tốt nhất của người lao động Mỹ và các gia đình Mỹ.

Trong hàng thập kỷ, biên giới mở đã cho phép các băng đảng và ma túy đổ vào những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất của chúng ta. Nó đã cho phép hàng triệu công nhân có mức lương thấp cạnh tranh việc làm và tiền lương, chống lại những người Mỹ nghèo khổ nhất. Điều bi thảm nhất, nó đã gây ra nhiều mất mát của những cuộc sống vô tội.

Ở đây tối nay có hai người cha và hai người mẹ: Evelyn Rodriguez, Freddy Cuevas, Elizabeth Alvarado và Robert Mickens. Hai cô con gái tuổi thành niên của họ là Kayla Cuevas và Nisa Mickens, đôi bạn thân sống tại Long Island. Nhưng vào tháng 9/2016, trước khi sinh nhật lần thứ 16 của Nisa, cả hai đều không về nhà. Hai cô gái đẹp tuyệt này đã bị sát hại tàn bạo trong khi đang đi bộ cùng nhau ở quê nhà của họ. Sáu thành viên của băng đảng tàn bạo MS-13 đã bị truy tố về vụ sát hại Kayla và Nisa. Nhiều kẻ trong số các thành viên băng đảng này đã tận dụng sơ hở rõ ràng trong luật pháp của chúng ta để nhập cảnh vào đất nước như những đứa trẻ vị thành niên nước ngoài mà không có người đi cùng.

Evelyn, Elizabeth, Freddy, và Robert: Tối nay, tất cả mọi người trong phòng này đang cầu nguyện cho các bạn. Mọi người ở Mỹ đang đau buồn vì các bạn. Và 320 triệu trái tim đang tan vỡ vì các bạn. Chúng ta không thể tưởng tượng được sự mất mát của các bạn to lớn như thế nào, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng các gia đình khác không bao giờ phải chịu đựng nỗi đau này.

Tối nay, tôi kêu gọi Hạ viện cuối cùng hãy đóng lại lỗ hổng chết người, cho phép băng đảng MS-13 và những tội phạm khác xâm nhập vào đất nước chúng ta. Chúng tôi đã đề xuất một đạo luật mới, sẽ sửa đổi các luật di trú của chúng ta, và hỗ trợ cho các nhân viên Lực lượng Tuần tra Biên giới và Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan (ICE) sao cho điều này không bao giờ có thể xảy ra nữa.

Quang cảnh nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát Thông điệp Liên bang ngày 30/1. Ảnh: AFP.
Quang cảnh nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát Thông điệp Liên bang ngày 30/1. (Ảnh: AFP).
Mỹ là một đất nước khoan dung, độ lượng. Chúng ta tự hào rằng chúng ta làm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác để giúp đỡ những người nghèo túng, những người sinh sống chật vật và những người kém may mắn trên toàn thế giới. Nhưng với tư cách là Tổng thống Mỹ, lòng trung thành lớn nhất của tôi, lòng khoan dung lớn nhất của tôi, và mối quan tâm bất biến của tôi, là dành cho trẻ em Mỹ, những người lao động sinh sống chật vật của nước Mỹ, và những cộng đồng bị quên lãng của nước Mỹ. Tôi muốn giới trẻ của chúng ta lớn lên, đạt được những điều tuyệt vời. Tôi muốn những người nghèo của chúng ta có cơ hội để đứng dậy.

Vì vậy tối nay, tôi ‘mở rộng bàn tay’ để hợp tác với các thành viên của cả hai đảng, Dân chủ và Cộng hòa, để bảo vệ người dân của chúng ta thuộc mọi gia cảnh, màu da, tôn giáo và tín ngưỡng. Nhiệm vụ của tôi và nhiệm vụ thiêng liêng của mọi viên chức được bầu trong phòng này, là để bảo vệ người Mỹ, bảo vệ sự an toàn, gia đình, cộng đồng, và quyền đối với Giấc Mơ Mỹ của họ. Bởi vì người Mỹ cũng là những người mơ mộng.

Tại đây tối nay có một người đại diện cho sự nỗ lực bảo vệ đất nước chúng ta: ông Celestino Martinez, đặc vụ đặc biệt thuộc Cơ quan Tình báo An ninh Quốc gia (HSI), với mật danh CJ. CJ đã phục vụ 15 năm trong Không quân, trước khi trở thành một đặc vụ của ICE, và dành 15 năm cuối cùng chống lại băng đảng bạo lực, và bắt giữ những tội phạm nguy hiểm trên đường phố của chúng ta. Có thời điểm, những tên trùm của băng đảng MS-13 đã ra lệnh sát hại CJ. Nhưng ông không chịu khuất phục sự đe dọa hay sợ hãi. Tháng 5 năm ngoái, ông chỉ huy một chiến dịch, theo dõi các thành viên băng đảng tại Long Island. Đội của ông đã bị bắt giữ gần 400 tên, trong đó có hơn 220 người từ MS-13.

CJ: Công việc thật tuyệt vời. Bây giờ hãy để chúng tôi yêu cầu Hạ viện ‘gửi tới’ anh một vài sự tiếp viện. Trong vài tuần tới, Hạ viện và Thượng viện sẽ bỏ phiếu về gói cải cách nhập cư.

Trong những tháng gần đây, Chính quyền của tôi đã tích cực gặp gỡ với các thành viên của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa, để tạo ra cách tiếp cận lưỡng đảng đối với cải cách nhập cư. Dựa trên các cuộc thảo luận này, chúng tôi đã trình bày với Hạ viện về một đề xuất chi tiết cần được cả hai đảng ủng hộ, như là một thỏa hiệp công bằng. Một đề xuất mà không ai đạt được tất cả những điều mong muốn, nhưng đất nước của chúng ta sẽ có được cách quan trọng cần thiết.

Sau đây là bốn ‘trụ cột’ trong kế hoạch của chúng tôi:

Trụ cột thứ nhất trong khuôn khổ của chúng tôi là cung cấp một cách hào phóng lộ trình cấp quyền công dân Mỹ cho 1.8 triệu người nhập cư bất hợp pháp, những người được cha mẹ đưa tới đây khi còn nhỏ. Con số này lớn gấp gần 3 lần so với chính quyền trước đây đã làm được. Theo kế hoạch của chúng tôi, những người đáp ứng yêu cầu về giáo dục và việc làm, có tư cách đạo đức tốt, sẽ có thể trở thành công dân đầy đủ của nước Mỹ.

Trụ cột thứ hai là kiểm soát hoàn toàn biên giới. Điều đó có nghĩa là xây dựng một bức tường ở biên giới phía Nam, cũng như tuyển dụng thêm những người anh hùng như ông CJ, để giúp các cộng đồng của chúng ta được an toàn. Điều quan trọng hơn, kế hoạch của chúng tôi sẽ đóng lại những lỗ hổng tệ hại mà tội phạm và những kẻ khủng bố lợi dụng để nhập cảnh vào nước ta, và cuối cùng sẽ chấm dứt được thực tế nguy hiểm của thực tiễn “bắt xong lại thả”.

Trụ cột thứ ba là chấm dứt “Xổ số visa”, một chương trình cấp thẻ xanh ngẫu nhiên cho người muốn nhập quốc tịch Mỹ, mà không đòi hỏi gì về kỹ năng, thành tích, hay sự an toàn của người dân của chúng ta. Đã đến lúc hướng tới một hệ thống nhập cư, dựa trên đánh giá thành tích, chỉ chấp nhận những người có kỹ năng, những người muốn làm việc, cống hiến cho xã hội chúng ta, và những người yêu mến, tôn trọng đất nước chúng ta.

Trụ cột thứ tư, cũng là trụ cột cuối cùng, là bảo vệ gia đình hạt nhân [chỉ có 2 thế hệ là cha mẹ và con cái] bằng việc chấm dứt tình trạng ‘di cư dây chuyền’. Dưới hệ thống thiếu sót hiện nay, một người nhập cư đơn lẻ có thể đưa [vào Mỹ] số lượng không giới hạn những người họ hàng xa. Với kế hoạch của mình, chúng tôi tập trung vào quan hệ gia đình trực hệ, bằng cách giới hạn quyền bảo trợ chỉ dành cho cặp vợ chồng và con cái là trẻ vị thành niên. Cải cách quan trọng này là rất cần thiết, không chỉ đối với nền kinh tế của chúng ta, mà còn vì an ninh và tương lai của chúng ta.

Trong vài tuần qua, hai vụ tấn công khủng bố tại New York xảy ra một phần do chính sách xổ số visa và di cư theo chuỗi. Trong thời đại khủng bố, những chương trình này tồn tại những rủi ro mà chúng ta không thể dung thứ thêm nữa.

Đã tới lúc cải cách những luật lệ nhập cư lỗi thời, và đưa hệ thống nhập cư của chúng ta vào thế kỷ 21.

Bốn trụ cột đại diện cho một thỏa hiệp ở giữa, tạo ra hệ thống nhập cư an toàn, hiện đại, và hợp pháp.

Trong hơn 30 năm qua, Washington đã cố gắng và thất bại trong việc giải quyết vấn đề này. Hạ viện dường như là bên duy nhất có thể biến việc cải cách thành hiện thực.

Quan trọng hơn cả, bốn trụ cột sẽ tạo ra môi trường luật pháp, giúp tôi hoàn thành lời hứa sắt đá, ký một dự luật đặt Nước Mỹ trước hết. Vì thế chúng ta hãy đoàn kết, đặt chính trị sang một bên, và hoàn thành công việc này.

Những cải cách cũng sẽ giúp chúng ta đối mặt với khủng hoảng gây ra bởi ma túy và thuốc giảm đau dòng opioid.
Trong năm 2016, 64.000 người Mỹ đã bị thiệt mạng vì dùng quá liều chất gây nghiện: tương đương 174 người chết mỗi ngày hay 7 người mỗi giờ. Nếu muốn ngăn chặn vấn nạn này, chúng ta phải mạnh tay hơn với những kẻ buôn bán và phân phối ma túy.

Chính quyền của tôi cam kết chiến đấu chống lại nạn dịch ma túy và giúp các nạn nhân điều trị cai nghiện. Đây là thách thức lâu dài và gian khổ, nhưng như tinh thần của người Mỹ từ trước tới nay, chúng ta sẽ thành công.
Như chúng ta đã được chứng kiến, trước thử thách khó khăn nhất, người Mỹ lại vươn lên mạnh mẽ nhất.

Chúng ta thấy được ví dụ điển hình qua câu chuyện của gia định Holets ở New Mexico. Ryan Holets 27 tuổi, là một sĩ quan tại Sở Cảnh sát Albuquerque. Anh ấy có mặt tại đây tối nay với người vợ Rebecca. Năm ngoái, khi thực hiện nhiệm vụ, Ryan nhìn thấy một thai phụ, vô gia cư đang chuẩn bị tiêm heroin vào người. Khi Ryan nói rằng việc này sẽ làm hại đứa bé trong bụng, người thai phụ này bật khóc. Cô gái nói rằng cô không biết phải đi tới đâu, nhưng cô rất khao khát có một mái nhà an toàn cho đứa bé. Trong khoảnh khắc ấy, Ryan như thấy Chúa nói anh: “Con sẽ làm được, bởi vì con có thể”. Ryan lấy ra bức ảnh chụp người vợ và 4 đứa con của mình. Sau đó, anh trở về nhà, nói với vợ Rebecca và ngay lập tức, người vợ đồng ý nhận nuôi đứa bé. Gia đình Holets đặt tên cô con gái nuôi là Hope [Niềm hi vọng].

Ryan và Rebecca, hai bạn là minh chứng cho những điều tốt đẹp ở đất nước này. Xin cảm ơn, và chúc mừng các bạn.

Khi chúng ta xây dựng sức mạnh và lòng tin trên đất Mỹ, chúng ta cũng khôi phục sức mạnh và vị thế Mỹ ở nước ngoài. Trên khắp thế giới, chúng ta đối mặt với những chính phủ bất hảo, các nhóm khủng bố, và những đối thủ như Trung Quốc và Nga, những quốc gia thách thức lợi ích, kinh tế và giá trị của chúng ta. Khi đối mặt với những nguy hiểm này, chúng ta biết rằng yếu đuối là con đường chắc chắn nhất dẫn đến mâu thuẫn, và sức mạnh tuyệt đối là cách thức phòng thủ chắc chắn nhất của chúng ta.

Vì lý do này, tôi yêu cầu Hạ viện chấm dứt việc cắt giảm ngân sách quốc phòng, và đầu tư triệt để cho quân đội tuyệt vời của chúng ta.

Là một phần của quốc phòng, chúng ta phải hiện đại hóa và xây dựng lại kho vũ khí hạt nhân của mình, hi vọng rằng sẽ không bao giờ phải sử dụng tới chúng, nhưng sẽ khiến nó đủ mạnh để ngăn chặn bất kỳ động thái gây hấn nào. Có thể một ngày nào đó trong tương lai, trong một giai đoạn diệu kỳ, các quốc gia trên thế giới sẽ cùng nhau loại trừ vũ khí hạt nhân. Không may, chúng ta vẫn chưa tới được được giai đoạn ấy.

Cuối năm ngoái, tôi cũng cam kết rằng chúng ta sẽ cùng với các đồng minh, quét sạch nhóm khủng bố IS khỏi bề mặt Trái Đất. Một năm sau, tôi rất tự hào khi liên minh chiến thắng IS, đã giải phóng hầu như 100% vùng lãnh thổ đã bị IS chiếm đóng tại Iraq và Syria. Nhưng, vẫn còn những việc phải làm. Chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu cho tới khi IS bị xóa sổ hoàn toàn.

Hạ sĩ Lục quân Justin Peck có mặt ở đây hôm nay. Hồi cuối tháng 11 năm ngoái tại gần Raqqa, Justin và đồng đội của mình, trung sĩ Kenton Stacy, làm nhiệm vụ dọn dẹp những tòa nhà mà IS đã đặt thuốc nổ, để người dân có thể quay trở lại thành phố.

Kenton Stacy bị thương nặng do bom nổ khi đang rà phá tầng hai của một bệnh viện. Justin ngay lập tức lao vào tòa nhà nguy hiểm ấy và thấy Kenton ở trong tình trạng rất tệ. Anh đã ấn chặt vết thương và luồn ống để mở đường lấy không khí. Sau đó anh thực hiện thủ thuật hồi sức tim phổi (CPR) liên tục 20 phút trong suốt thời gian vận chuyển Kenton, và duy trì hô hấp nhân tạo trong 2 giờ phẫu thuật cấp cứu.

Kenton Stacy chắc hẳn sẽ không thể sống nếu thiếu tình yêu thương quên mình mà Justin dành cho người đồng đội. Tối nay, Kenton đang hồi phục ở Texas. Raqqa đã được giải phóng. Còn Justin đang đeo huy chương Sao Đồng, với chữ “V” nghĩa là “Valor” (Lòng dũng cảm).  Hạ sĩ Peck: Toàn thể nước Mỹ xin được cúi chào anh.

Những tên khủng bố đặt bom tại bệnh viện là những kẻ tội lỗi. Khi có thể, chúng ta tiêu diệt chúng. Khi cần thiết, chúng ta bắt giữ và thẩm vấn chúng. Nhưng chúng ta cần làm rõ: Khủng bố không phải tội phạm thông thường. Chúng là những chiến binh thù địch nằm ngoài vòng pháp luật. Khi bị bắt giữ ở nước ngoài, những tên khủng bố cần phải bị đối xử thích đáng.

Trong quá khứ, chúng ta đã sai lầm khi phóng thích hàng trăm tên khủng bố nguy hiểm, và phải chạm trán chúng một lần nữa trên chiến trường – bao gồm thủ lĩnh IS, al-Baghdadi.

Vậy nên ngày hôm nay, tôi đang giữ một lời hứa khác. Tôi vừa ký sắc lệnh chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis kiểm tra lại chính sách giam giữ quân sự của Mỹ, và mở cửa lại các trại giam tại Vịnh Guantanamo.
Tôi cũng yêu cầu Hạ viện đảm bảo rằng chúng ta luôn có mọi sức mạnh cần thiết, chống lại khủng bố trong trận chiến với IS và al-Qaeda, bất kể khi nào chúng ta lần ra dấu vết của chúng.

Các chiến binh của chúng ta tại Afghanistan cũng có những nguyên tắc hoạt động mới. Cùng với những cộng sự Afghanistan anh dũng, quân đội của chúng ta không còn bị tổn hại bởi những lộ trình giả tạo, và chúng ta không còn tiết lộ cho đối thủ kế hoạch của mình.

Tháng trước, tôi cũng đã làm một việc mà Thượng viện đã nhất trí thông qua nhiều tháng trước đó: Tôi đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Ngay sau đó, hàng chục quốc gia đã bỏ phiếu chống tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, chống lại quyền chủ quyền của nước Mỹ, là đưa ra sự công nhận này. Những người đóng thuế ở Mỹ đã hào phóng chuyển cho chính những nước này hàng tỉ USD viện trợ hàng năm.

Đó là lý do vì sao, tối nay, tôi đề nghị Hạ viện thông qua điều luật để giúp đảm bảo tiền viện trợ nước ngoài của Mỹ, luôn phục vụ cho lợi ích của Mỹ, và chỉ đến tay những người bạn của Mỹ. Khi chúng ta củng cố tình bằng hữu trên khắp thế giới, chúng ta cũng khôi phục sự rõ ràng về những đối thủ của mình.

Khi người dân Iran đứng lên chống lại tội ác của chế độ độc tài tham nhũng, tôi không im lặng. Nước Mỹ sát cánh cùng nhân dân Iran trong cuộc đấu tranh vì tự do đầy can đảm của họ. Tôi đề nghị Hạ viện chỉ ra những sai sót cơ bản trong thỏa thuận hạt nhân tồi tệ với Iran.

Chính quyền của tôi cũng đã siết chặt nhiều lệnh cấm vận hơn lên chế độ độc tài Cuba và Venezuela.

Nhưng không chính quyền nào chèn ép dân chúng của họ toàn diện và tàn bạo như Triều Tiên. Việc theo đuổi liều lĩnh chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên, có thể sớm đe dọa tổ quốc của chúng ta. Chúng ta đang thực hiện một chiến dịch gây sức ép tối đa để ngăn chuyện đó xảy ra.

Kinh nghiệm trong quá khứ đã cho thấy rằng sự tự mãn và nhượng bộ chỉ tạo điều kiện cho sự hiếu chiến và khiêu khích. Tôi sẽ không nhắc lại sai lầm của những chính quyền tiền nhiệm đã đưa chúng ta vào tình thế nguy hiểm như ngày hôm nay.

Chúng ta chỉ cần nhìn vào tính các suy đồi của Triều Tiên là hiểu được bản chất của mối đe dọa hạt nhân mà nước này có thể gây ra cho Mỹ và đồng minh của chúng ta.

Otto Warmbier là một sinh viên chăm chỉ của trường đại học Virginia. Khi tới châu Á du học, Otto đã tham gia vào một tour du lịch Triều Tiên. Và kết quả là chàng trai trẻ tuổi tuyệt vời này đã bị bắt giữ, bị gán cho tội danh chống lại nhà nước Triều Tiên. Sau một phiên xét xử đáng xấu hổ, chính quyền độc tài tuyên án Otto 15 năm lao động khổ sai, trước khi trả cậu ấy về Mỹ vào tháng 6 vừa qua, trong tình trạng bị thương nặng, ngay bên bờ sinh tử. Otto đã ra mất chỉ vài ngày sau khi trở về nhà.

Cha mẹ của Otto, Fred và Cindy Warmbier, có mặt tại đây cùng chúng ta tối nay, cùng em trai và em gái của Otto, Austin và Greta. Các bạn là những nhân chứng mạnh mẽ nhất cho mối họa đang đe dọa thế giới của chúng ta, và sức mạnh của các bạn đã truyền lửa cho tất cả chúng tôi. Tối nay, chúng tôi nguyện tưởng nhớ Otto bằng ý chí của người Mỹ.

Cuối cùng, chúng ta có một nhân chứng khác, từng chứng kiến sự xấu xa của Triều Tiên. Đó là ông Ji Seong-ho.
Năm 1996, cậu bé Seong-ho đói khát, phải đi trộm than đá từ toa xe tàu hỏa, để đổi lấy vài miếng thức ăn. Một ngày, cậu đi qua đường ray xe lửa và kiệt sức vì đói. Cậu tỉnh dậy vì bị xe lửa cán qua chân. Cậu trải qua hàng loạt phẫu thuật mà không có thuốc giảm đau. Các anh chị em của cậu dành những phần ăn ít ỏi để giúp cậu bình phục trong khi cơ thể của bản thân họ không thể phát triển đầy đủ vì thiếu ăn. Sau đó, Seong-ho bị chính quyền Triều Tiên tra tấn sau khi trở về từ chuyến đi ngắn ngày tới Trung Quốc. Những kẻ tra tấn muốn biết liệu cậu đã gặp người Ki-tô giáo nào hay chưa. Cậu thực sự đã gặp, mong muốn được tự do.

Seong-ho đã chống nạng, vượt hàng nghìn dặm đường qua Trung Quốc và Đông Nam Á để đến với tự do. Hầu hết các thành viên của gia đình cậu đều đi theo. Cha của cậu bị bắt khi đang cố chạy trốn và bị tra tấn cho tới chết.
Hiện nay Seong-ho sống tại Seoul, nơi anh ấy giải cứu những người đào tẩu khác và phát sóng vào Triều Tiên, điều mà chính quyền Triều Tiên sợ nhất, sự thật.

Hiện nay anh đã có chân mới, nhưng Seong-ho này, tôi tin là anh sẽ giữ những chiếc nạng đó như một kỷ vật để nhắc nhở bản thân mình đã đi được bao xa. Sự hi sinh lớn lao của anh là cảm hứng cho tất cả chúng tôi.
Câu chuyện của Seung-ho là chứng tích cho khát vọng được sống tự do của mọi tâm hồn con người.

Đó cũng chính là khao khát tự do mà cách đây gần 250 năm đã cho ra đời một nơi đặc biệt, được gọi là nước Mỹ. Đó là một nhóm nhỏ kiều dân, bị mắc kẹt giữa đại dương rộng lớn và chốn hoang vu mênh mông. Nhưng đó là nhà đối với một dân tộc lạ thường, với một tư tưởng cách mạng: Rằng họ có thể tự mình cai quản. Rằng họ có thể vẽ nên vận mệnh của chính mình. Và rằng, cùng với nhau, họ có thể khiến thế giới tỏa sáng.

Đó là điều làm nên đất nước của chúng ta. Đó là điều mà người Mỹ luôn đứng lên bảo vệ, luôn đấu tranh và luôn thực hiện.

Ngay trên mái vòm của Điện Capitol là Tượng Nữ thần Tự do. Nữ thần đứng cao và trang nghiêm giữa những tượng đài của tổ tiên chúng ta, những người đã sống, chiến đấu, và hi sinh khi bảo vệ nữ thần.

Từ đài tưởng niệm Washington, Jefferson cho tới Lincoln và [Martin Luther] King.

Các đài tưởng niệm tới những người anh hùng của Yorktown và Saratoga, những người Mỹ trẻ tuổi đã đổ máu trên bờ biển Normandy, và những nơi khác nữa. Hãy nhớ tới những người hi sinh ở những vùng biển Thái Bình Dương và trên bầu trời châu Á. Và sự tự do đứng kiêu hãnh trên một tượng đài khác: Nơi này. Đồi Capitol. Tượng đài sống với toàn thể người dân Mỹ.

Những người anh hùng không chỉ trong quá khứ, mà ngay xung quanh chúng ta, bảo vệ niềm hy vọng, kiêu hãnh, và cách [sống] Mỹ.

Họ làm việc trong mọi ngành nghề. Họ hy sinh để gây dựng gia đình. Họ chăm sóc cho con trẻ ở nhà. Họ bảo vệ màu cờ của chúng ta ở nước ngoài. Họ là những người mẹ mạnh mẽ, và những đứa trẻ dũng cảm. Họ là những người lính cứu hỏa, những sĩ quan cảnh sát, những đặc vụ biên giới, những bác sĩ và những người lính thủy quân lục chiến.

Nhưng trên hết, họ là người dân Mỹ. Và Điện Capitol này, thành phố này, đất nước này đều thuộc về họ. Nhiệm vụ của chúng ta là tôn trọng họ, lắng nghe họ, phục vụ họ, bảo vệ họ và luôn xứng đáng với họ.

Người Mỹ đã khiến thế giới tràn ngập nghệ thuật và âm nhạc. Họ đẩy lùi những giới hạn của khoa học và khám phá. Và họ luôn nhắc cho ta nhớ điều mà chúng ta không bao giờ được quên: Con người mơ về đất nước này. Con người xây dựng nên đất nước này. Và đó là những người đang khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Miễn là chúng ta tự hào về chính bản thân mình, về những gì mình đang chiến đấu, thì chẳng có gì mà chúng ta không đạt được.

Miễn là chúng ta có lòng tin vào giá trị của mình, đặt niềm tin người dân của mình và tin tưởng vào Chúa, thì chúng ta sẽ không bao giờ thất bại.

Gia đình chúng ta sẽ thịnh vượng.

Người dân chúng ta sẽ thành công.

Và đất nước chúng ta sẽ mãi mãi an toàn, mạnh mẽ, kiêu hãnh, hùng mạnh và tự do.

Xin cảm ơn, và Chúa phù hộ nước Mỹ”.

Nguồn Đài Kỷ Nguyên

Tuesday, January 30, 2018

Chị Dậu!
Chị Dậu còn có nỗi đau nào hơn nữa chăng? Nỗi đau sưu cao thuế nặng, nỗi đau tủi nhục khi phải chứng kiến giá trị con người không bằng con chó, chứng kiến con gái đầu lòng nhặt cơm chó để ăn ở nhà Nghị Quế, còn nỗi đau nào hơn nỗi đau của người mẹ phải bán con. Chị biết không bán con thì cả nhà sẽ chết, con mình cũng chết, chị chỉ biết dù còn một ánh sáng le lói nào cũng phải cho con được sống…tức nước thì vỡ bờ, chị đứng lên chống lại nhưng quá yếu ớt, một mình chị chỉ là phản ứng tức thời của một con người, sau tức nước vỡ bờ, buộc chị vùng lên ấy, người ta mong chờ cuộc sống chị có thể sáng sủa hơn. Ôi nhưng không, đau đớn thay cho một kiếp người, một ánh sáng le lói ấy bùng lên rồi dần lụi tắt, chị đi từ đau đớn này đến đau đớn khác, rồi số phận của chị đúng như cái tên của tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
Tắt đèn là một “đoản thiên tiểu thuyết” xuất sắc về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Cùng viết về nỗi khổ cực của người nông dân nhưng Ngô Tất Tố lại chọn một lối đi riêng. Ông muốn lột trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân thông qua chính sách thuế khóa hà khắc ở nông thôn và có vẻ như thuế là nguồn thu chủ yếu của chính quyền thực dân bấy giờ. Qua bộ phim cũng thấy được các vị quan lớn chính là cha là mẹ của những người bần cùng khổ cực, của những người nông dân, họ có quyền phán xét và thậm chí là quyền quyết định sự sống của con người.
Bên cạnh tác phẩm ca ngợi những đức tính cao đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật chị Dậu thì vẫn đâu đó còn hiện lên số phận của người nông dân luôn phải vật lộn với thuế (nguồn thu chủ yếu của nhà nước bấy giờ), và lật mặt những vị quan được gọi là cha là mẹ của dân là như thế nào?

BCT