Chị Dậu còn có nỗi đau nào hơn nữa
chăng? Nỗi đau sưu cao thuế nặng, nỗi đau tủi nhục khi phải chứng kiến giá trị
con người không bằng con chó, chứng kiến con gái đầu lòng nhặt cơm chó để ăn ở
nhà Nghị Quế, còn nỗi đau nào hơn nỗi đau của người mẹ phải bán con. Chị biết
không bán con thì cả nhà sẽ chết, con mình cũng chết, chị chỉ biết dù còn một
ánh sáng le lói nào cũng phải cho con được sống…tức nước thì vỡ bờ, chị đứng
lên chống lại nhưng quá yếu ớt, một mình chị chỉ là phản ứng tức thời của một
con người, sau tức nước vỡ bờ, buộc chị vùng lên ấy, người ta mong chờ cuộc sống
chị có thể sáng sủa hơn. Ôi nhưng không, đau đớn thay cho một kiếp người, một
ánh sáng le lói ấy bùng lên rồi dần lụi tắt, chị đi từ đau đớn này đến đau đớn
khác, rồi số phận của chị đúng như cái tên của tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất
Tố.
Tắt đèn là một “đoản thiên tiểu thuyết”
xuất sắc về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Cùng viết về nỗi
khổ cực của người nông dân nhưng Ngô Tất Tố lại chọn một lối đi riêng. Ông muốn
lột trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân thông qua chính sách thuế khóa hà khắc ở
nông thôn và có vẻ như thuế là nguồn thu chủ yếu của chính quyền thực dân bấy giờ.
Qua bộ phim cũng thấy được các vị quan lớn chính là cha là mẹ của những người bần
cùng khổ cực, của những người nông dân, họ có quyền phán xét và thậm chí là quyền
quyết định sự sống của con người.
Bên cạnh tác phẩm ca ngợi những đức tính
cao đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật chị Dậu thì vẫn đâu đó còn hiện lên
số phận của người nông dân luôn phải vật lộn với thuế (nguồn thu chủ yếu của
nhà nước bấy giờ), và lật mặt những vị quan được gọi là cha là mẹ của dân là
như thế nào?
BCT
0 comments: