Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một năm nữa lại qua, một xuân nữa lại đến,
sắp đến độ tuổi 30 nhưng những gì ta làm được so với công mẹ cha quả thật là
như ngọn cỏ đứng trước núi thái sơn, như là hạt nước trong biển đại dương tình
mẹ bao la. Năm cũ sắp qua là thời gian để ta “Ôn cố tri tân”, yêu cha mẹ, kính
thầy, kết bằng hữu mà báo công báo hiếu, đền đáp non sông.
Biển học là vô bờ, trước hết là học lời
dạy của mẹ, cha. Mẹ là nguồn sống là người thầy vĩ đại nuôi dạy ta. Trong lịch
sử Trung Quốc không ít Bà mẹ bằng tài trí và tấm lòng yêu thương đã nuôi dưỡng
con mình trở thành người không lớn, có ích cho xã hội. Một trong những Bà mẹ nổi
tiếng nhất lịch sử Trung Hoa là Chương Thị mẹ của Mạnh Tử.
Mạnh Tử (372-289 TCN) là nhà triết học
Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử. Mạnh Tử tên thật là Mạnh Kha, tự Tử
Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ,
nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Mạnh Tử |
Mạnh Tử là đại biểu xuất
sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các
trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia... (thời kỳ bách gia
tranh minh). Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của
Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là
người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện
rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của
Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Ông cho rằng "kẻ lao tâm trị người
còn người lao lực thì bị người trị". Học thuyết của ông gói gọi trong các
chữ "Nghĩa", "Trí", "Lễ", "Tín". Ông
đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên
Vương (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ Vương (nước Nguỵ)...nhưng
không được áp dụng. Về cuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông
là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được xem là ông tổ thứ
hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng
sau Khổng Tử). Có được sự thành công, thành nhân như vậy, một phần lớn là nhờ
công dạy dỗ của Mẹ Chương Thị.
Tương truyền rằng, Chương Thị, mẹ của
nhà triết học nổi tiếng Mạnh Tử đã nuôi dạy ông với những khuôn phép lễ nghi rất
khắt khe.Để con có môi trường học tập tốt, thậm chí bà đã chuyển nhà tới 3 lần.
Chương Thị 3 lần chuyển nhà dạy con |
Ngôi nhà đầu tiên họ chuyển đến gần một
nghĩa trang. Thấy con trai mình thường hay lẻn ra bãi tha ma để nghịch ngợm, bà
liền lập tức chuyển nhà.
Lần thứ 2, ngôi nhà của họ ở gần một khu
chợ. Mạnh Tử bắt đầu học cách cân, đo, đong, đếm của những người bán hàng, hay
khoe khoang đồ của mình.
Điều này khiến bà Chương Thị phật ý và
quyết định chuyển đi lần nữa.
Phải đến nơi ở thứ ba khi ngôi nhà chuyển
đến gần một khu trường học, bà mới thấy con trai mình có những biểu hiện ham học
hỏi giống các bạn. Lúc này, bà mới định cư ở đây.
Bà cũng có nhiều phương pháp dạy con vô
cùng nghiêm khắc nhưng cũng 'thấu tình đạt lý' không kém.
Nhờ đó mà Mạnh Tử bắt đầu dành nhiều thời
gian đọc sách, viết chữ và không ngừng phấn đấu. Sau này, quá trình nỗ lực học
tập của ông đã trở thành chuẩn mực trong hầu hết các gia đình Đông Á.
Chương Thị, mẹ Mạnh Tử là một trong số
nhiều bà mẹ trong lịch sử Trung Quốc nổi tiếng về dạy con. Hay mẹ Nhạc
Phi khắc “tận trung báo quốc” vào lưng con để một lòng đánh trận cứu nước…
Tấm lòng và đức hy sinh của mẹ thật là lớn
lao vô cùng, sinh ra trong kiếp nhân sinh này phải sống làm sao cho xứng với
công mẹ, cha nuôi dạy, sống sao cho trọn đạo lý Hiếu – Trung.
BCT
0 comments: